NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VƯƠNG TRÍ NHÀN VUNG CHÂN QUÁ TRÁN , NÓI QUÁ LỜI !

Trước hết xin mời các bạn đọc bài viết của ông Vương Trí Nhàn đăng tải trên blogs HỘI NGỘ VĂN CHƯƠNG (19 - 10 - 2008) mà Sỹ tôi copy đưa sang đây. Sau đó hãy xem đôi lời phàn nàn của Sỹ tôi. (Xin chú ý những đoạn L.K.S. thể hiện bằng màu xanh đậm , gạch dưới dòng trong bài viết của V.T.N. là điều cần nói)

------------------------------------------------------------

Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ "con người"
Kiều Hải (Thực hiện)

Lời phàn nàn của Lê Khả Sỹ

Thưa ông Vương Trí Nhàn , tôi không biết Hán - Nôm nên cứ nói nôm na là ông đã vung chân quá trán , nói quá lời trong khi khẳng định một vấn đề không nhỏ đối với cộng đồng người Việt ! Trước hết xin mong ông hiểu cho : Tôi không dính dáng đến quan điểm chính trị , không lợi dụng nó cài vào trong những lời nói với ông và tôi cũng là người hay phê phán thói hư tật xấu không trừ một ai !


Bài viết của ông , lý luận mênh mông quá , tôi chỉ nhấn mạnh một số điểm mà không nói không chịu được , đành phải lỗi phép với ông. Đó là những biểu hiện quá lời của ông dưới đây :

Ông nói : Tôi vẫn hay nghĩ , xã hội Việt nam bây giờ giống hệt một rừng cỏ gianh, người nào cũng ghê gớm cả. Thế nào là ghê gớm thưa ông ? Chẳng lẽ cả cái xã hội ta đang sống là ác nghiệt, giảo quyệt , lừa lọc ,mánh khóe , mưu mô đen tối hay sao ? Cả xã hội mà như thế thì làm gì còn nghề cho ông kiếm cơm ? Bởi vì người ta gọi ông là nhà "nghiên cứu văn hóa" cơ mà. Nghĩa là ông nghiên cứu cái đẹp. (văn hóa là nét đẹp , chứ không thể như một số người nói văn hóa đồi trụy - đã có văn hoá thì không đồi trụy và ngược lại). Mà ông lại khẳng định người nào cũng ghê gớm cả thì lấy đâu ra văn hóa cho ông nghiên cứu ?!

Ông nói : Tôi cảm giác là văn hóa đang xuống cấp hoặc cũng có thể gọi là suy thoái. Ngày xưa , học sinh bí quá mới copy bài , còn bây giờ là copy một cách có chủ định , có chuẩn bị từ trước...Mà chẳng cứ học sinh , sinh viên rồi cả các thầy cũng thế ! Mỗi lần có người hỏi tôi, thói hư tật xấu của người Việt nam trước đây và bây giờ khác nhau thế nào, tôi phải dẫn ý của nhà văn Tô Hoài để đáp rằng : "Nhiều thói hư tật xấu hơn nhưng lại tài giấu giếm hơn". Giỏi cãi và ngụy biện lắm nhưng thực chất là tự lừa mình trước những cái xấu cái dở.

...

Suy cho cùng, một xã hội như vậy là một xã hội của những nông dân. Ngay những văn , nghệ sĩ , trí thức quanh tôi cũng là những nông dân đi làm văn chương , nghệ thuật , học thuật...Việc "làm ăn", cách cư xử của họ cũng hệt như kiểu ở nông thôn , manh mún như trong một nền nông nghiệp cổ điển. Họ cũng rất dễ chạy theo những giá trị giả tạo , không thật và ít biết tự mình quản lý chính mình.

Thưa ông. Đoạn này tôi trích dẫn dài để thấy rõ cách nói ào ào thiếu suy nghĩ của ông trong khi đưa việc copy bài vở của học sinh làm dẫn luận để kết tội cho con người Việt ta mà ông lấy điển hình là nông dân và nông thôn , nơi họ cư trú là việc làm ăn , cư xử manh mún như trong một nền nông nghiệp cổ điển. Té ra, mắt ông chưa đến nỗi lòa thì cũng bị lông quặm nên không thấy nền nông nghiệp của ta hơn hai thập niên nay đã đứng ngang hàng với các nước trong khu vực , có gạo xuất khẩu vào hàng thứ ba trên thế giới (!) Nông thôn như ông tưởng tượng nó khác hẳn nông thôn ngày nay , không ít nhà cao tầng và xe du lịch vào đến tận cổng , tận sân ! sao ông dám nói hàm hồ như vậy ? Không sợ bàn dân thiên hạ cười cho ? Những hiện tượng xấu ông nêu lên là có , nhưng không phải cả xã hội như ông quy kết theo cách"vơ đũa cả nắm" !

Còn ông bảo là phải dẫn lời nhà văn Tô Hoài để phụ họa khẳng định : (xã hội ngày nay) nhiều thói hư tật xấu nhưng lại tài giấu giếm hơn . Thì thưa ông , "thần tượng Tô Hoài" là ở lĩnh vực văn học , chứ không phải ở lĩnh vực văn hóa . Bởi văn hóa bao gồm cả tư cách , đạo đức cần có ở một con người. Đó là chưa nói đến tầm vóc cần có để làm hình mẫu cho nhiều người khác noi theo như ông tưởng ! Xin ông nhớ cho : Nông thôn là quê hương , là nơi chôn rau cắt rốn của 70 % - 80 % người Viêt , mà trong đó chắc chắn có cả ông hoặc các bậc tiền bối của ông ! Cho đến thời đổi mới bây giờ , cuộc sống nơi thành thị phong lưu hơn , nhưng không ít người muốn có điều kiện đáo cảnh nông thôn nơi dân dã quê mùa nhưng nặng tình nặng nghĩa, họ sống và cư xử thật lòng , chứ không như ông tưởng tượng ! Chao ôi ! Vậy mà ông dám nhận định , đánh giá người nông dân như thế , coi địa bàn nông thôn như thế ! Chết thật ! Trong bài viết có tính "lý luận" của ông , nếu nói là nhà nghiên cứu văn hóa thì không phải Vương trí Nhàn , nếu là Vương Trí Nhàn thì không phải là nhà nghiên cứu văn hóa (!)

Ông nói : Một thời gian dài chúng ta sống với chiến tranh. Trong chiến tranh , con người mất hết khao khát , bằng lòng với cuộc sống , miễn sao tồn tại được. Chiến tranh gây nên sự phá chuẩn mực. Chiến tranh cũng làm con người ta dễ thả lỏng , chiều chuộng bản năng mà ít chú ý tới lý trí. Nguyên nhân thứ hai có lẽ nằm trong "mã di truyền", trong cốt cách của dân tộc. Cái này thấy rất rõ trong văn học dân gian , nơi chứa đựng nhiều yếu tố phá phách ,hư vô , đùa bỡn với mọi sự đời...

Thưa ông , trong chiến tranh sao con người lại mất hết khao khát ? Vậy thì họ lao vào lửa đạn làm gỉ ? Dân tộc ta khao khát Độc lập Tự do mới chiến đấu, mới dám hy sinh , đâu phải trò đùa như ông nghĩ ! Ông nói : Họ chiều chuộng bản năng mà ít chú ý tới lý trí. Như thế là ông lý luận tầm phào rồi. Nếu là bản năng thì khi thấy nguy hiểm là chạy trốn , chứ không phải lao vào . Dân tộc ta lao vào trong lửa đạn là có mục đích . Mục đích cao thượng chứ không phải đê hèn như ông hiểu ! Đến đây thì người đọc , người nghe sợ "nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn" lắm rồi ! (xin lỗi phép) Ông "đánh chó không nể chủ nhà", ông cho rằng những cái xấu xa là bản chất của người Việt , cho nên ông mới dùng 5 từ "mã di truyền" của giống nòi và cốt cách của dân tộc . Ông nói : Văn học dân gian , nơi chứa đựng nhiều yếu tố phá phách , hư vô , đùa bỡn... Ông không thấy cái tốt đẹp của nó mà bao đời nay dân tộc ta quý trọng , giữ gìn ? Chẳng lẽ tôi dẫn những câu ca dao , dân ca đã sống mãi với đời để ông nhớ , thì ra (lỗi phép) "bày cho đĩ vén váy" . Cho nên chỉ mong ông tỉnh ngộ (!)

Cứ thầm nghĩ ,sao ông độc miệng độc mồm vậy ?! Đến đây cũng là lúc tôi thấy không nên nói nữa dù đang vô số những điều cần nói với ông. Chỉ muốn hỏi nhỏ ông một câu : "Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn" ơi , trong CON người ngài có còn chút văn hóa nào nữa không ???

[1] tôi đồng ý với bác lê Khả Sỹ

Tôi cũng chưa đọc bài của ông VTN, song như bác lê Khả Sỹ Nói thì quả thật nhà nghiên cứu văn hoá phản phúc cha ông và phản phúc dân tộc mất rồi. Tệ thật! bậy bạ thật!
[góp ý]| Viết bởi luongthephiet | 06 Nov 2008, 21:06

[2]

Tôi cũng đồng y với Lê Khả Sỹ đấy. Ông Vương Trí Nhàn quên mất một điều rất lớn là: lâu nay, chúng ta tận hưởng những gì những người nông dân làm ra, tận hưởng cả những gì người công nhân làm ra, nhưng những nhà trí thức thuộc mảng xã hội thì ngày càng xa lánh họ, nên không có những nhận định đúng về họ trong giai đoạn hiện nay. Nông dân bây giờ khác với nông dân cách đây hơn 30 năm. Công nhân bây giờ khác công nhân trước đây. Cái thư văn hóa mà ông VTN đề cập đến là thư văn hóa lưu manh trong trí tưởng tượng ( không nói là quan liêu) của ông ấy. Chúng ta không có quyền miệt thị quá khứ đã đành, chúng ta càng không có quyền miệt thị nếp sống, suy nghĩ của lớp người hôm nay. Tham nhũng, lãng phí chỉ ở một số người.Lưu manh trong cách sống cũng chỉ ở một số người, không thể đánh đồng tất cả được.
tuy nhiên, đó là ý kiến riêng của ông VTN. Ông ấy muốn làm cái việc vác đá chèn bánh xe xã hội đang tiến và bắt nó vận hành theo cách ông ấy nghĩ thì cũng kệ ông ta. Cách nói của ông ấy cũng là cách nói của BẢN NĂNG thôi.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Đức Thiện | 06 Nov 2008, 22:12

[3]

KÍNH GỬI LÃO TƯỚNG:
***
Thưa ông , trong chiến tranh sao con người lại mất hết khao khát ? Vậy thì họ lao vào lửa đạn làm gỉ ? Dân tộc ta khao khát Độc lập Tự do mới chiến đấu, mới dám hy sinh , đâu phải trò đùa như ông nghĩ ! Ông nói : Họ chiều chuộng bản năng mà ít chú ý tới lý trí. Như thế là ông lý luận tầm phào rồi. Nếu là bản năng thì khi thấy nguy hiểm là chạy trốn , chứ không phải lao vào . Dân tộc ta lao vào trong lửa đạn là có mục đích . Mục đích cao thượng chứ không phải đê hèn như ông hiểu ! Đến đây thì người đọc , người nghe sợ "nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn" lắm rồi ! (xin lỗi phép) Ông "đánh chó không nể chủ nhà", ông cho rằng những cái xấu xa là bản chất của người Việt , cho nên ông mới dùng 5 từ "mã di truyền" của giống nòi và cốt cách của dân tộc . Ông nói : Văn học dân gian , nơi chứa đựng nhiều yếu tố phá phách , hư vô , đùa bỡn... Ông không thấy cái tốt đẹp của nó mà bao đời nay dân tộc ta quý trọng , giữ gìn ? Chẳng lẽ tôi dẫn những câu ca dao , dân ca đã sống mãi với đời để ông nhớ , thì ra (lỗi phép) "bày cho đĩ vén váy" . Cho nên chỉ mong ông tỉnh ngộ (!)
Liệu ôngVTN có võ không nhỉ ? thế mà ông ta lại dám vung chân quá trán,làm chi có văn hóa má dám quá lời. Ha...ha

Chúc LÃO TƯỚNG vui ,khỏe.
[góp ý]| Viết bởi hadinhchung | 06 Nov 2008, 22:50

[4] Gửi Một độc giả

Góp ý mà còn sợ , giấu tên
Bốn câu "thơ" thẩn,đã sai niêm
Coi như nước thải ngoài mương cống
Chấp nhặt làm chi chuốc lấy phiền (!)

Địa chỉ cũng không dám lộ ra
Khác chi thân phận bọn gian tà
Đó là chưa nói về trình độ
Ngôn ngữ lôm nhôm, đáng tránh xa !




NÓI TIẾP VỚI

"NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA"

VƯƠNG TRÍ NHÀN



CÂY CÓ GỐC , NƯỚC CÓ NGUỒN

CON NGƯỜI CÓ QUÊ HƯƠNG BẢN QUÁN !


Ông cho đăng tải trên HỘI NGỘ VĂN CHƯƠNG blogs (19-10-2008) bài trả lời phỏng vấn của ông với đầu đề Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ "con người". Xuyên suốt bài này là chuỗi cơn hứng của ông đang hừng hực, nên ông tuôn ra nhiều điều xúc phạm đến cộng đồng người Việt - trong đó đau đớn nhất là nông dân và phải chịu tiếng xấu xa nhất là nông thôn.

Ở bài viết thứ hai này , tôi cũng chỉ xin nhấn mạnh mấy điểm mà đọc thấy buồn quá , để nói thêm với ông . Tất nhiên , lần thêm này chưa phải đã là lần cuối loạt bài cảm đau về bài viết bất nhã bất nhân của ông . Bởi ông không phải ở hàng trình độ "i toa loa" , mà hội viên hội Nhà văn Việt Nam , được gọi là "Nhà nghiên cứu văn hóa" - người mà tôi tưởng đã học hết sách , đọc mòn môi , đầu đội tình đời , vai mang nghĩa thế . Chức năng của ông là nghiên cứu cái đẹp cho đời , nhưng ông lại phản trắc. Vì vậy, phải nói cho ra nhẽ để bàn dân thiên hạ phán xét . (những đoạn trích dẫn trong bài nói của ông , tôi để nguyên văn - kể cả lỗi chính tả).

Thưa ông !

Như ở bài trước phản ứng về vấn đề này (phát trên mạng lúc 19 giờ 41 phút ngày 6-11-2008) tôi đã đề cập : Những thói hư tật xấu ông nêu lên là có , nhưng không phải hiện tượng phổ biến trong toàn xã hội. Nếu cái xấu của xã hội này đúng như ông nói : Xã hội Việt Nam bây giờ giống hệt một rừng cỏ gianh , người nào cũng ghê gớm cả...thì nước ta làm gì có bạn bè khắp năm châu bốn biển đến mỗi năm hàng triệu lượt người ? Làm gì có sự nhìn nhận , đánh giá và phong tặng danh hiệu Hà Nội Thành phố vì hòa bình ? Đó là vinh dự của cả nước. Nếu "giống hệt một rừng cỏ gianh , người nào cũng ghê gớm cả" như ông nói , nghĩa là chỉ biết bám sống , lì lợm đến cứng đầu cứng cổ khó diệt , mưu mô thủ đoạn ... thì làm gì có các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa truyền thống cha ông , sống ân tình nhân ái , đại nghĩa được loài người tiến bộ tin cậy , yêu thương và sáng tạo nên một nền văn học , nghệ thuật, khoa học kỹ thuật , được bạn bè gần xa ngợi khen , chiêm ngưỡng , đoạt nhiều giải thưởng quốc tế và khu vực ? Một bạn người Áo nói : Tôi là người giàu có , gia tài có thể bằng tài sản của một tỉnh các bạn , tôi theo chủ nghĩa tư bản , mới đến thăm nước các bạn một lần , nhưng tôi cảm nhận đất nước Việt nam dù trong hoàn cảnh nào cũng đẹp , dù theo chế độ nào thì con người Việt Nam vẫn nhân ái ; ai không nhận ra điều đó là lú lẫn ! ( hai từ lú lẫn theo phiên dịch).

"Nhà nghiên cứu văn hóa" Vương Trí Nhàn sau khi nêu lên một loạt những thói hư tật xấu của xã hội bây giờ , ông kết luận : Suy cho cùng , một xã hội như vậy là một xã hội của những nông dân...Việc "làm ăn" , cách cư xử của họ cũng hệt như kiểu ở nông thôn ... Họ cũng rất dễ chạy theo những giá trị giả tạo , không thật và ít biết tự mình quản lý chính mình. Ông nói như thế hóa ra nông dân là những cái rô-bốt mang mọi thói hư tật xấu trên xã hội này ? Và , nông thôn là địa bàn cư trú của xã hội rô-bốt đó ? Sao ông dám nói láo thế ? ông căn cứ vào đâu để lật ngược lại sự thật cách sống nhân nghĩa của người nông dân ? Ông căn cứ vào đâu để lật ngược lại sự thật giá trị chân chính của cuộc sống nông thôn ? Họ không biết tự mình quản lý mình ư ? Nói như thế thì chắc là ông Vương Trí Nhàn được trưởng thành từ nguồn lực nông thôn , đã quay về làm cái việc quản lý cha mẹ ông cho thành người, quản lý làng xóm ông cho biết ăn biết ở (?) Thế , mấy đời nay khi chưa có cái mặt ông trên cái "xã hội cỏ gianh" này , thì ai quản lý ? Tôi nói như thế có lẽ ông và một số người cho là tôi "ngoa ngoắt". Nhưng xin thưa , hợp chủng cộng đồng người Việt là xã hội Việt nam , là Tổ quốc Việt nam trong đó có ông , có cụ kỵ mấy chục đời của ông , mà ông chẳng tôn trọng , ông còn vẽ ra cái xấu gán cho họ , thì tôi chẳng ngu để dành lời lịch sự cho ông . Nói thế thôi , so với những lời xúc phạm thô bạo của ông đối với các tầng lớp nông dân , đối với nông thôn , đối với xã hội , thì lời trao đổi của tôi đối với ông còn quá lịch sự !

Thưa "nhà nghiên cứu văn hóa" Vương Trí Nhàn , Cây có gốc , nước có nguồn , con người có quê hương bản quán . Đến như "cáo chết còn quay đầu về tổ" huống chi ông - Xin ông đừng vong ân bội nghĩa với quê hương ông , quê hương chúng ta , với dải đất Việt Nam nhân ái đại nghĩa này dù còn không ít bức xúc trăn trở, nhưng trăn trở để vươn lên ! Xin ông đừng chê bôi ruồng bỏ nông thôn , nơi có những người nông dân từng bị ông khinh bỉ đã và đang thắt lưng buộc bụng - hơn thế nữa , như một thi sĩ đã tả về họ là lấy cọng rơm buộc váy rách lại , năm nắng mười mưa làm ra hạt thóc củ khoai nuôi sống chúng ta - trong đó có ông được ăn học trở thành "nhà nghiên cứu văn hóa" viết được câu văn bóng bẩy dành cho xã hội Việt nam ngày nay là "một rừng cỏ gianh" (!)

Xin tạm ngừng lại đây. Chúc ông sớm tỉnh ngộ , để Trên đường đời phải biết điểm dừng / Càng tỉnh táo lúc có nhiều thuận lợi / Khi đã lên "nhà" hãy luôn nhìn lại / Xem mình xứng đáng "nhà" chưa !
SỐ TRUY CẬP