Đằng sau những bức thư

Ba bức thư của Vương Trì Nhàn.
Bức thứ nhất:
Hà Nội ngày 28 tháng 5 năm 1994
Kính gửi anh Bùi Ngọc Tấn
Vừa rồi tôi có gặp anh Lê Bầu. Anh ấy nhắc tôi là lo hộ cuốn sách của Bùi Ngọc Tấn. Tôi phải nói ngay là mọi chuyện đang trong giai đoạn chuẩn bị, và chúng tôi những người biên tập phải tìm được cơ hội tốt nhất để cho sách ra đời. Bởi vậy có một số điểm cũng phải có mẹo mực một chút mới ra được. Xin nói để anh Tấn thông cảm:
- Tôi không dám khoe với ai về tập sách này, cuốn Một thời để mất của anh, vì khoe lắm chỉ gây tò mò, gây chú ý, thậm chí là trở thành một áp lực không có lợi.
- Cứ nên coi đây là quyển sách bình thường, bọn tôi lo làm biên tập rồi lo duyệt, tiếp đó lo “đầu ra”, tức là xem có “đầu nậu” nào (cả nhà nước lẫn tư nhân) nhận in thì kết hợp in cho tiện.
- Trong quá trình biên tập tôi lo chỉnh lại một số việc vặt như viết hoa tên người tên đất, hoặc các trích dẫn chú thích có chính xác không (việc này mong anh tin ở tôi). Gọi là việc vặt song cũng rất cần, nghề nghiệp của người biên tập buộc phải lo như vậy.
Thế còn vấn đề chính là nội dung của cuốn sách?
Những mong có dịp nói trực tiếp với anh, chứ viết thư không phủi bao giờ cĩmg nói hết được ý mình. Như thư trước đã nói với anh: Tôi đã gợi ý để anh viết, không bao giờ tôi quên điều đó. Tôi sẽ cố gắng lo cho nó như lo cho sách của mình. Chắc anh cũng tin là tôi hiểu tâm huyết của anh khi viết. Tôi sẽ bàn với anh Kiên giữ được quyển sách như hình thù hiện nay. Nếu chỗ nào có phải cắt bớt, chúng tôi cũng đau như chính anh vậy. Còn nêu có gì phải chữa, bọn tôi sẽ báo để anh làm chứ không tự tiện đâu.
Đấy về lý mọi chuyện tóm tắt là như thế.
Còn về tình cảm, quả thật, tôi đọc thấy rất cảm động. Trước đây chưa đọc cái gì đàng hoàng của anh ngoài hai bài anh viết về Nguyên Hồng in trên Cửa Biển.
Nhưng tôi thấy không có gì phải hối hận về việc đã “xui dại” anh. Qua hồi tưởng về Nguyên Hồng, anh đã kể về đời mình về thế hệ mình, kể một cách tương đối phải chăng, không bực bội hờn dỗi mà cũng không dạy khôn mọi người, nên nói chung là “nghe được”.
Khi Cát bụi chân ai in ra (cũng do tôi là người biên tập) nhiều anh em đọc xong cứ thấy buồn buồn: Chuyện của Tô Hoài cũng là chuyện mình chứng kiến mà sao mình không kể được như Tô Hoài.
Tôi tin rằng khi cuốn hồi ký của anh in ra, cũng sẽ có người nghĩ vậy Nói thật với anh, trước mắt tôi chưa tin là chúng ta có một nền văn học lớn ở những cái chúng ta làm ra, yếu tố sáng tạo còn thô sơ nhạt nhẽo lắm.
Nhưng tôi tin chúng ta đã sống những năm tháng đáng ghi nhớ, kinh khủng ghê sợ nhưng cung đẹp kỳ lạ, đúng với những gì mà kiếp người có thể có.
Nói cách khác Tôi không tin lắm ở tiểu thuyết. Có thể có cuốn nọ cuốn kia đọc được, một, hai tác giả đọc được. Nhưng toàn bộ nền tiểu thuyết tôi không tin lắm.
Ngược lại, tôi tin ở hồi ký: Nếu anh em ta bảo nhau viết và biết cách viết thì chúng ta có thể có những hồi ký kha khá.
Tôi chưa được đọc tiểu thuyết của anh. Nhưng cuốn hồi ký này tôi nghĩ nên in ra để những anh em khác cũng có dịp nghĩ về đời mình và viết ra những cuốn hồi ký khác.
Viết được như thế là đáng sống rồi.
Tôi xin dừng bút và chúc anh Tấn cùng gia đình vui khoẻ.
Có gì mới tôi sẽ báo cho anh biết ngay.
Kính
Vương Trí Nhàn.
Tái bút: Theo tôi nên đưa hai chữ Nguyên Hồng vào đầu đề Nguyên Hồng và Một thời để mất. Nếu anh không đồng ý xin báo cho tôi biệt ngay. Còn nếu đồng ý không cần báo cũng được.

Bức thứ hai:
Hà Nội ngày 17 tháng 4 năm 1995
Kính gửi anh Tấn.
Tôi ngần ngại mãi, nghĩ là cứ viết thư thẳng cho anh có lẽ hay hơn. Vẫn là chung quanh câu chuyện bản thảo Một thời để mất của anh thôi. Tôi nghĩ là mình có trách nhiệm trong việc này, tôi đã gợi ý để anh viết. Tôi xót xa cho nó, như xót xa cho những gì tự tôi viết ra. Do vậy cứ thấy gờn gợn trước quyết định của mấy anh trong Ban giám đốc chúng tôi, là tước bỏ tột cả những gì “râu ria” đi (những gì liên quan đền chính Bùi Ngọc Tấn và đám bạn bè) mà chỉ giữ lại những gì liên quan đến Nguyên Hồng thôi. Có thể sách viết ra hôm nay có phần hơi tản mạn, và cái phần lam lũ cay đắng trong nghề của các anh hôm nay viết ra chưa tiện (thậm chí, xin phép được nói thẳng: có thể ai đó nghĩ Bùi Ngọc Tấn chưa phải là người. có quyền và cần chia sẻ với bạn đọc và đồng nghiệp những vui buồn của đời mình như thế). Nhưng đã vậy thì nên để quyển sách lại. Chứ tước bỏ đi cái phần “râu ria” ấy, chỉ giữ phần Nguyên Hồng thôi, thì tức là làm nánh hẳn quyển sách, làm nó mất đi sự thống nhất nội tại và tôi nghĩ là cái phần tâm huyết anh đặt vào đó cũng mất đi cơ hội bộc lộ.
Anh Tấn ơi! Tôi viết những dòng này với anh là với tư cách một đồng nghiệp, chứ không phải một biên tập viên nhà xuất bản. Chức năng biên tập viên là làm sao lo để nhà xuất bản có sách in ra và không bị tai nạn. Nếu anh đồng ý cắt phần “râu ria “ và chỉ để lại phần Nguyên Hồng thì dù hơi ngại làm cái công việc là cắt bỏ phần nửa tác phẩm, tôi vẫn làm được thôi. Nhưng anh Tấn ạ, với tư cách một người yêu mến và thích viết về đời sống của những người cầm bút, tôi nghĩ như trên, tức là đừng cắt gì cả. Nếu anh đồng ý với tôi, nghĩa là anh phải tạm gác tác phẩm lại, để đấy, để một dịp khác sẽ in, hoặc tìm một nhà xuất bản khác để in. Tôi không chắc là mình có thể giúp gì được anh trong cái công việc liên hệ để in ấy.
Nhưng ta cứ dùi gắng đợi, anh Tấn ạ. Tôi chờ thư của anh, và các biện pháp đề nghị của anh.
Kính
Vương Trì Nhàn.

Bức thư thứ ba:
Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 1995
Thân gửi anh Tấn
Chờ mãi không thấy thư anh lên, nhưng thôi tôi đã có thể viết lá thư này để xoá sổ lá thư trước:
Rút cuộc là bản thảo đã giải quyết xong anh Tấn ạ.
Số là theo tôi biết, tiểu thuyết của anh vẫn còn đang treo đó. Bởi vậy, anh Kiên, anh Phú chỉ thị cho tôi là cố gắng đưa đưa tập hồi ký này của anh ra.
Tôi chủ yếu làm công việc tước bỏ cho gọn sách lại. Bỏ hết những chi tiết liên quan đến nhà xuất bản chúng tôi (tôi và anh Kiên), tuy vẫn giữ được những câu có tính chất vào truyện của anh (đoạn lên Hà Nội).
Tước bỏ những chỉ tiết đùa tếu gọi là tự nhiên chủ nghĩa kiểu như đôi tất của anh Tất Vinh, hoặc Vũ Tín đi mua thịt v.v...
Như tôi đã viết trong thư trước, nêu các anh ở Ban giám đốc yêu cầu bỏ hết những gì liên quan đến lớp người cầm bút như anh, Vũ Thư Hiên, Vũ Bão, Dương Tường... thì tôi khuyên anh để sách lại đừng in.
Nhưng nay các anh không quyết liệt đến quá thế nữa, và hai bên (tôi, coi như đại diện của anh + ban phụ trách đã tìm được chỗ thoả hiệp). Bản thảo đã duyệt xong, chỉ còn vài việc vặt nữa rồi chuyền sách sang khâu in.
Xong việc này tôi cũng thấy nhẹ cả người, anh Tấn ạ, vì dầu sao tôi cúng “đầu têu ra nó, sách mà không ra được hoặc ra mà méo mó mày mặt thì tôi cũng buồn.
Mong anh tin ở tôi, tin ở cảm giác về một cuốn sách của tôi..
Lần này chắc anh không im lặng nữa mà viết thư cho tôi chứ?
À, vừa rồi tôi thấy có một mẩu đăng ở báo Người Hà Nội, trích từ cuốn sách này ra. Nói chung là tôi hoan nghênh, anh bán được thêm cho báo nào cứ bán. Như Tiền Phong chẳng hạn, họ rất thích loại này. Nếu anh chưa quen họ, xin viết thư cho tôi biết và uỷ nhiệm cho tôi làm việc này. Chỉ cuối cùng anh đừng đưa bản thảo cho nhà xuất bản nào khác là được.
Chúc anh khoẻ.
Vương Trí Nhàn

về sự lựa chọn chủ đề và phát triển tính cách trong truyện ngắn sau cách mạng (Qua 33 truyện ngắn chọn lọc)

Nói đến những thay đổi về chất trong văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta không thể không chú ý tới việc đổi mới những nguyên tắc lựa chọn chủ đề, phát triển tính cách nhân vật - những khâu quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tác phẩm. Trong tiểu thuyết, những đổi mới đó biểu hiện rất rõ. Còn trong truyện ngắn, do tính chất tản mạn của nó - nhiều truyện, nhiều tác giả - việc phát hiện những đổi mới có khó khăn hơn. Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập tới những tác phẩm được chọn trong tuyển tập truyện ngắn 33 truyện ngắn chọn lọc. Tuy có lúc dừng lại ở một hai truyện cụ thể, song đối tượng xem xét ở đây là cả tập truyện, và trong chừng mực nào đó, có liên hệ với những truyện in ở ngoài tệp. Bước đầu, chúng tôi muốn tìm hiểu sự lặp đi lặp lại của một số yếu tố thuộc về chủ đề và tính cách nhân vật trong tuyển tập nói riêng, trong truyện ngắn của chúng ta nói chung.

Dứt bỏ, một chủ đề của những năm đầu cách mạng
Xét theo thời gian hình thành thì thấy ba truyện ngắn viết khoảng 1945-1948 đều có chủ đề chung là dứt bỏ: Qua Tiếng nói của Nguyên Hồng, ta cảm thấy bản chất của sự dứt bỏ đó là vượt lên trên chết chóc để vươn tới cuộc sống mới. Cho nên, cuộc sống hôm qua dù có liên hệ sâu xa bao nhiêu, cũng phải nhất quyết từ giã, tìm mọi cách mà từ giã. Chúng ta cũng có thể ghi nhận thái độ đó của Trần Đăng trong Một lần tới thủ đô. Trong Đôi mắt, Nam Cao lấy mình ra làm chứng, anh báo cho chúng ta yên tâm, việc dứt bỏ tưởng là đau xót, nhưng thực ra cũng đơn giản.
Đối với một nền văn học cách mạng, nhất là vào những năm đầu tiên bước sang một cuộc sống mới, thì việc hình thành một thứ chủ đề có ý nghĩa đại loại như Từ giã, Dứt bỏ, là điều hợp quy luật. Trong sự liên tục của thời gian, lịch sử bỗng chuyển sang một bước ngoặt, bên cạnh nỗi bàng hoàng choáng ngợp, làm sao tránh khỏi ít nhiều lưu luyến? Mà đã lưu luyến, thì phải dứt bỏ - dù ban đầu, việc đó hình như có hơi quá một chút, cũng không sao. Có một điều có thể nhận xét ngay là đến nay chưa có cuốn tiểu thuyết nào trực diện đề cập tới chủ đề này - một chủ đề liên quan tới toàn bộ những bước đường tư tưởng của giới trí thức tiểu tư sản Việt Nam trong quá trình đi theo cách mạng. Cũng may mà trong phạm vi truyện ngắn, các tác giả đã dựng được nhiều nét biến dạng tâm lý của những con người đang cần phải dứt bỏ. Nhất là về hướng giải quyết vấn đề thì so với trước Cách mạng, càng có những bước tiến rõ rệt. Ngập ngừng, run sợ, lảng tránh không dám nhìn thẳng vào mọi biến chuyển của thực tế - chúng ta đều biết đó là những đặc tính bệnh lý trong tâm lý người tiểu tư sản. Mà chẳng riêng gì người trí thức, đối với cả những nhân vật công nhân, nông dân, hướng giải quyết lúc đó cũng hết sức bế tắc. Một đời người, Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén… hôm qua, những truyện ngắn ấy của Thạch Lam có nói tới những bất mãn, trì trệ, nhưng cuối cùng, kết luận vẫn là những đau xót đầu hàng. Một trong những kiệt tác của văn chương hiện thực trước Cách mạng là Chí Phèo, nhưng kết cục số phận nhân vật chính ra sao, tất cả chúng ta đã biết. Chỉ trong văn học cách mạng, chủ đề dứt bỏ mới được giải quyết triệt để. Nếu về sau, chủ đề này có ít được trở lại, thì lý do chỉ đơn giản là còn nhiều chủ đề khác, với những nhân vật khác - như chỉ để thức tỉnh, giác ngộ quyền sống với những nhân vật quần chúng cách mạng có tầm khái quát rộng lớn hơn - có tầm quan trọng hơn.

Những trường hợp thức tỉnh, những con người giác ngộ và hai cách dựng truyện thường thấy
Một người phụ nữ bị gán nợ, sống kiếp tôi đòi như một súc vật, mặc tháng ngày qua chỉ biết làm việc trong mòn mỏi, thụ động. Giá như trước Cách mạng mà viết về những truyện đó, thì Tô Hoài đã bỏ lửng câu chuyện như anh đành quay mặt trước số phận các nhân vật trong Quê người, O chuột. Nhưng đến Vợ chồng A Phủ, nhà văn đã nhìn ra và ghi nhận từng bước chuyển trong nhận thức nhân vật. Với truyện ngắn này, chúng ta có một ví dụ tiêu biểu về chủ đề thức tỉnh, giác ngộ trong văn xuôi.
Khi giới thiệu tập thơ Từ ấy, nhà văn Đặng Thai Mai từng nhận xét phần thứ nhất Máu lửa có thể đổi cái tiêu đề Giác ngộ. Thức tỉnh, tự ý thức về con người mình, về quyền sống, đồng thời về trách nhiệm của mình trước đời sống, quả thật, đấy là cả một chủ đề lớn lao quan trọng trong nền văn học mới. Bởi lẽ, từ sau Cách mạng tới nay, kẻ trước người sau, đó là điều mỗi người chúng ta từng thể nghiệm. Chưa nói truyện ngắn in trên báo chí nói chung, riêng trong tuyển tập này, có những truyện ngắn, ít nhất dính líu tới chủ đề thức tỉnh, giác ngộ. Đó là Con đò danh dự, Thư nhà, Người tù binh da đen, Vợ nhặt, Chiếc cán búa…
Nhân vật trong các truyện ngày phần lớn là quần chúng cách mạng, những người chân đất, những người mà trong xã hội cũ, bị phong toả ngay về mặt tinh thần. Không phải trước Cách mạng, những nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp, Trần Tiêu… không nói tới những người này. Chỉ có chỗ khác là bấy giờ họ được miêu tả như những nạn nhân. Nay, theo quan niệm của các tác giả mới, quần chúng cách mạng đã bắt đầu làm chủ cuộc đời mình. Họ hiểu ra giá trị của họ. Và họ lấy mình làm những chuẩn mực để tự đánh giá, cũng như đánh giá những người khác. Với những giá trị về các mặt đạo đức xã hội như thế, nền văn học sau Cách mạng có đổi mới thì cũng là điều dễ hiểu. Về mặt tầm vóc tư tưởng, một phụ nữ miền núi như Mị (Vợ chồng A Phủ), một người công nhân như Hào (Chiếc cán búa), những nhân vật ấy không thể có trong nền văn học trước Cách mạng.
Về mặt dựng truyện, có hai cách để các nhà văn nói tới quá trình của những con người mới nói trên: cách đi vào một vài phút giây đột biến, và cách nói tới những thay đổi dần dà chậm rãi, cho đến khi con người hoàn toàn "khác trước". Theo dõi những cuộc trao đổi về nghề nghiệp gần đây thì thấy hai cách đều phổ biến tới mức thường được đặt ra luận bàn trong những người viết truyện ngắn. Làm sao để trong vài ngàn chữ, diễn tả một sự chuyển biến cho khỏi gượng gạo và có sức thuyết phục, đã là một cái khó. Nhưng viết về cả một đời người cũng không kém phần rắc rối, làm sao cho đỡ nhạt nhẽo, dàn trải? Nếu về mặt lý luận, mọi người cứ tiếp tục trao đổi, thì trong thực tế, nhà văn còn một cách phát biểu nữa là thể nghiệm những suy nghĩ đó bằng tác phẩm. Và ở cái chỗ tưởng như mỗi người một kết luận riêng này, hoá ra, lại có những câu trả lời thống nhất, do thực tế lịch sử từng giai đoạn quy định. Ví như, chỉ trong những truyện ngắn viết từ hồi trước Cách mạng, mới có những truyện ngắn khép lại cả "một đời người" như những ở hiền của Nam Cao, Cô hàng xén của Thạch Lam. Tại sao? Vì cuộc đời của nhiều con người trong xã hội lúc đó thường cứ đắm chìm trong u buồn đau khổ trong sự không thể đổi thay của số phận, cách hiểu của người ta về cuộc đời cũng rất "tĩnh" như thế. Nay, phần lớn các truyện đều nói tới những thay đổi trong số phận của nhân vật, trong các truyện Vợ chồng A Phủ, Chiếc cán búa trên đây vừa nhắc quãng thời gian xảy chuyện chỉ là vài ba năm mà nghe đã thấy nhiều biến chuyển lớn. Còn ví dụ về những tác phẩm nói tới những đột biến trong tư tưởng nhân vật thì cũng rất nhiều, trước mắt, có thể nêu Thư nhà, Mầm sống, những truyện viết về người chiến sĩ, ở đó trong những quãng thời gian ngắn, con người phải đối mặt với hoàn cảnh và với chính mình, để rồi, vụt trưởng thành hẳn lên, đổi mới trong tư tưởng.

Thức tỉnh đồng nghĩa với ý chí quyết tâm chiến đấu
Nếu ở một người bình thường, quá trình hoạt động trước tiên đã đòi hỏi một sự nhận thức đúng đắn, thì với những người chiến sĩ, yêu cầu đó đặt ra gay gắt. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, rất nhiều truyện ngắn của các cây bút quân đội đi vào phản ánh những giây phút thức tỉnh như thế. Đây cũng là những dịp cho chúng ta thấy rõ thêm bản chất người lính, một nhân vật tiêu biểu của mấy chục năm văn học.
Một trong những lý do khiến cho Thư nhà của Hồ Phương có được sức sống lâu dài là ở chỗ tác phẩm đề cập tới một trường hợp "giác ngộ" khá quen thuộc, và cách trình bày giản dị tự nhiên: thù nhà, nợ nước, khiến người chiến sĩ ra đi thêm quả quyết.
Trong Mầm sống của Triệu Bôn, nhân vật ở vào một tình thế gay go, một hoàn cảnh ít gặp hơn, nhưng do đó, hoạt động nhận thức của nhân vật càng bộc lộ mạnh mẽ.
Về một phía nào đó, đời sống tinh thần của con người được miêu tả trong Mầm sống đã khá đa dạng. Nếu coi cả hai nhân vật chính như sự phân thân của một con người, thì thấy cuộc đấu tranh trong bản thân con người ấy có lúc rất căng thẳng. Rơi vào một hoàn cảnh khó khăn đến mức cùng quẫn, con người ấy trước tiên phải vượt lên chính mình. Nhưng có sự thức tỉnh nào không, bao hàm một sự tự vượt lên như vậy? Trong đơn độc - và đó là cái "hoàn cảnh điển hình" của Mầm sống - cuộc đấu tranh càng trở nên khắc nghiệt, người ta không thể nương tựa vào ai khác, người ta phải trả lời cho những câu hỏi do bản thân mình đặt ra. Có điều, ở một truyện ngắn như Mầm sống và những truyện tương tự, thành công của tác giả là : một mặt không đẩy câu chuyện tới mức quá phức tạp, vượt ra ngoài ranh giới đã xác định, mặt khác, vẫn làm nổi bật tính chất nghiêm túc, quyết liệt trong hành động nhận thức của con người. Qua đây, chúng ta bắt gặp cả hai phía làm nên bản chất người chiến sĩ là rất kiên cường, mà lại cũng rất giản dị, cuộc đấu tranh nội tâm thì không kém phần gay gắt, mà đời sống tâm hồn như người ta vẫn nói, thì cứ trong suốt đi. Cái phần trong suốt ấy, là chỗ gần gũi giữa nhân vật Mầm sống với nhiều nhân vật chiến sĩ khác, mà một dạng tiêu biểu là đại đội trưởng Hoàng ý Tiên trong truyện ngắn Người cầm súng của Lê Lựu. ở một đoạn dưới, chúng ta sẽ nói về mối quan hệ giữa người và người trong các truyện ngắn, chính đó là cơ sở cho phép các nhà văn dựng lên những nhân vật với vẻ trong sáng thuần nhất như trên vừa nói.

… Về nhận thức cũng chính là một hành động khẳng định cuộc sống
Xin nói rõ hơn một chút, chung quanh truyện ngắn Mầm sống.
Đây đó, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe những ý kiến than tiếc một cách đúng đắn là: ở một đất nước hơn mấy chục năm chiến đấu, mà còn quá ít những truyện nói về giây phút ra trận, giáp chiến với kẻ thù.
Nên chi, chúng ta vui mừng khi bắt gặp nhân vật của Triệu Bôn đã đi khá xa, tới bên phía tiền phương đối mặt với cái chết.
Vậy mà tác phẩm lại mang cái tên Mầm sống. Tại sao?
ý của tác giả, mà cũng là cái điều tâm niệm của mỗi người bình thường mấy chục năm nay: chiến đấu là lẽ sống của cả một dân tộc. Chiến đấu đồng nghĩa với giành lấy quyền sống. Nói khác, mỗi nhận thức về cuộc chiến đấu cũng là nhận thức về cuộc sống nói chung, không thể nào khác.
Trong 33 chuyện ngắn chọn lọc, có một cụm truyện viết về đề tài cách mạng dân tộc dân chủ, như chúng ta thường nói. Về mặt chủ đề, cả cụm truyện có ý nghĩa tương tự như truyện ngắn trên đây của Triệu Bôn: hoặc khơi gợi căm thù và khẳng định cuộc sống, như Con chị Lộc; hoặc nói trực tiếp về một trường hợp thức tỉnh như trong Về làng; hoặc lý giải nguồn gốc sức mạnh của những người đang chiến đấu, như Mùa nấm tràm; có một tác phẩm không đưa vào đây, nhưng hàm chứa được khá nhiều ý vừa nêu, đó là Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Nhìn chung, những tác phẩm đó đều tiêu biểu ở chỗ tác giả đi vào những chủ đề lớn lao, đòi hỏi một cách xem xét vấn đề nghiêm túc. Trước tiên các nhân vật đã nghiêm túc, như khi đứng trước các vấn đề thiêng liêng, người ta phải như vậy.
Nói rộng ra, một vấn đề chung của truyện ngắn, chủ đề bao trùm ở đây vẫn là vấn đề nhận thức. Những ngày đầu Cách mạng, để dứt bở với quá khứ, người ta phải nhận thức; trong những năm tháng chiến đấu, để giữ vững ý chí, người ta phải nhận thức; mà những khi đất nước có hoà bình, để bắt tay xây dựng và bảo vệ một cuộc sống mới, người ta càng phải nhận thức. Trên ý nghĩa ấy, chúng ta thấy có thể ghép vào đây hàng loạt truyện ngắn khác, đề cập tới rất nhiều vấn đề khác nhau, trong những năm hoà bình ở miền Bắc (1954-1964). Không nói thẳng, thế nào là hạnh phúc, trong Mùa lạc, Nguyễn Khải chỉ đề nghị mỗi người phải hiểu rằng chính mình sẽ tự sáng tạo hạnh phúc cho mình. Anh Keng của Nguyễn Kiên đề cập tới sự vươn lên của con người, trong hoàn cảnh bình thường, nhưng trước hết, đó là một sự vượt lên, trên bình diện tự khẳng định mình. Cho tới các nhân vật trong Cái lạt của Vũ Thị Thường, đời sống đã phức tạp hơn, bản thân con người đã "rắc rối" hơn, không phải cứ nghĩ sao làm vậy nữa, mà có lúc đã phải định thần nhìn kỹ lại mình và đã phải thay đổi. Song, như là một điều mặc nhiên, đối với tác giả mà cũng là đối với nhân vật, muốn giải quyết việc gì, trước tiên phải dò lại con người của mình, phải sòng phẳng với mình đã. Trước khi bắt tay vào hành động, cả tác giả và nhân vật đều thấy cần thiết phải bước vào một cuộc "chỉnh huấn", tự xác định, để rồi cứ thế mà làm. Còn mối quan hệ giữa tư tưởng và hành động không bao giờ được đặt ra, bởi bao giờ cũng được quan niệm là nhất trí.
Xem thế thì thấy chủ đề nhận thức thật có ý nghĩa bao trùm.
Nó cùng với chủ đề mà dưới đây chúng ta nói tiếp, chủ đề ân nghĩa ân tình làm nên hai mạch truyện chính của nền văn học sau Cách mạng. Hai mạch truyện này lại phát triển chồng chéo lên nhau ở nhiều mô-típ cốt truyện chung, mà chúng ta thấy lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức không thể coi là ngẫu nhiên. Chúng ta phải lần ra ý nghĩa của sự lặp lại đó.

Chủ đề ân nghĩa ân tình và cốt truyện gặp gỡ
Trong Tuyển tập văn in năm 1961, nhà văn Bùi Hiển góp vào đó truyện ngắn kể lại truờng hợp hai vợ chồng cán bộ (một huyện uỷ viên, một chấp hành phụ nữ huyện), "hội ngộ" trong một trận càn. Bởi vậy, truyện có nhan đề Gặp gỡ. Còn ấn tượng chung toát ra qua toàn truyện là ấn tượng về tình cảm đồng chí đồng đội, vừa rộng mở, vừa bao dung được những tình cảm riêng tư đúng đắn, khiến cho mỗi người trong cuộc cảm thấy rất đầm ấm. Nhưng đó cũng là một chủ đề xa gần thấy ở nhiều truyện. Dù về mặt nhận thức, mỗi người chiến sĩ đã hiểu rất rõ rằng đi chiến đấu là cả một lẽ sống cần thiết, thì về mặt tình cảm, họ vẫn cần có những vỗ về, an ủi, muốn tìm thấy ở cái tập thể lớn một nơi nương tựa chắc chắn. Hiện chưa có ai thống kê, nhưng nếu như số truyện ngắn loại "gặp gỡ" này có nhiều và điều giả định này cũng là một sự thực không nghi ngờ - thì cái lý do chung cũng là lý do về mặt tình cảm như thế.
Bản thân những Thư nhà, Mầm sống và ngược lên nữa, cả Đôi mắt, Một lần tới thủ đô… suy cho cùng cũng là truyện "gặp gỡ". Suýt nữa thì người chiến sĩ mang tên trong Mầm sống rơi vào tình thế của Rôbinxơn, chỉ nhờ có sự có mặt của một đồng đội, nhân vật này mới có dịp bộc lộ nhiều mặt tình cảm sẵn có ở anh. Các truyện ngắn tương tự như Thư nhà, Gặp gỡ lại càng nhiều hơn, tất cả thống nhất với nhau trên một ý hướng cơ bản: người ta đi đâu cũng gặp đồng chí, đồng đội. Và còn một điều khác, tuy các tác giả không nói ra, nhưng cả nhà văn và độc giả đều đã nhất trí, đó là trong mối quan hệ giữa người với người, vấn đề lý tưởng là cơ bản; khi đã cùng chung một lý tưởng, người ta nhanh chóng gần gũi, thông cảm, không có vấn đề riêng tư gì hết. Nếu so sánh với một chủ đề truyện thường thấy ở các nước tư bản - "sự bất tương thông", sự xa lạ giữa người với người, thậm chí sự chia lìa ngay trong con người một nhân vật nào đó - thì truyện của ta là cả một đối cực.
Cũng chỉ xã hội ta, theo cách hiểu của chúng ta, mới tạo nên tiền đề để các tác phẩm loại như Ráng đỏ của Đỗ Chu, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu ra đời. Nhân vật chính trong các truyện ngày là một đôi trai gái gặp nhau, yêu nhau trong hoàn cảnh chiến tranh. Có điều kỳ lạ là, họ yêu nhau ngay từ khi chưa biết gì về nhau, và yêu nhau vì sao, thì chính họ càng không thể hiểu nổi. Sở dĩ các truyện đó vẫn đứng được, bởi lẽ, qua những trường hợp có vẻ kỳ lạ này, thấy toát ra một điều hiển nhiên là, trong chiến tranh, cái riêng đã hoà nhập vào cái chung. Và lúc đó, thì không khí đời sống vừa như thực vừa như mơ, con người hoàn toàn được giải phóng khỏi mọi dục vọng, trở nên hồn nhiên trong sáng, những tình cảm bình thường như tình yêu, tình bạn càng nảy nở hơn bao giờ hết.
Có thể nhận xét rằng, hướng khai thác các cốt truyện gặp gỡ như thế này không chỉ quán xuyến trong những truyện viết về chiến tranh, mà cả những chuyện viết về đời sống hoà bình. Điều đó dựa trên cơ sở sau đây: trong vận động chung của hiện thực cách mạng, biết bao biến đổi đã đến với những người bình thường, những biến đổi mà con người trước Cách mạng không thể ngờ tới. Song, như mỗi người đều có lúc nghĩ, trong đau khổ lại có niềm vui, mỗi bước gian truân thêm một lần thông cảm, thêm nặng ân tình, ân nghĩa, và cái điều đau đáu trong lòng mỗi người vẫn là mong mỗi một sự bù đắp, một sự đoàn tụ, như các nhân vật trong Quê hương của Nguyễn Địch Dũng, Mùa lạc của Nguyễn Khải từng ôm ấp. Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, cách mạng chuyển giai đoạn, hoàn cảnh có khác đi, mà niềm tin của con người thì vẫn là thế. Sự phục hưng của đất nước, sự hồi sinh của con người, lòng tin yêu, ân tình ân nghĩa trong văn học, bao giờ đó cũng là những chủ đề lớn lao, và các nhân vật trong những trường hợp đó phải là những con người cao cả - những chiến sĩ quên mình vì nghĩa lớn.

Đi vào cuộc sống thường ngày, một hướng khai thác khác đối với chủ đề ân nghĩa ân tình
Trong số các truyện ngắn viết về người chiến sĩ cầm súng in trong 33 truyện ngắn chọn lọc, có một tác phẩm mà từ lúc đầu chúng ta chưa nhắc tới: Người thợ chữa đồng hồ tại đường hầm số 1 của Hữu Mai. Như tên gọi đã chỉ rõ, tác phẩm này kể chuyện giữa nơi bom đạn, một cuộc sống bình thường vẫn được duy trì, và con người ta vẫn tỏ ra rất đàng hoàng, tỉ mỉ, tinh tế. Thoạt nhìn thì điều đó có vẻ trớ trêu, song, đó lại là một sự thực, sự thực về cách sống của nhiều người chúng ta mấy chục năm qua. Khi đã quan niệm chiến đấu là lẽ sống bình thường, người ta lại có dịp nhận ra những khía cạnh đời thường trong cuộc chiến đấu, đó là một chuyện đương nhiên. Rồi ra, chính phần đời thường đó sẽ được miêu tả trong văn học theo những nguyên tắc riêng, được nhìn nhận một cách rất thận trọng, thiêng liêng để hoà nhập với ý nghĩa chiến đấu nói chung - đời thường ở đây không giống bất cứ một thứ đời thường khác, đấy lại là một sự thực nữa thấy phản ánh qua các truyện ngắn.
Vào khoảng những năm 1958-1959, có một cuộc thi viết chẳng những được dư luận trong bộ đội, mà còn khiến dư luận văn học nói chung chú ý, đó là cuộc thì Viết về đời sống bộ đội trong hoà bình. Tôi nhớ truyện ngắn Một ngày của Xuân Cang. Trong số các truyện dự thi hồi ấy, đây không phải một truyện ngắn xuất sắc (sau này không được giải), nhưng cũng sớm được ban giám khảo nhắc nhở. Lý do: tác giả đi vào một cách viết khác, cốt truyện không li kỳ, gay cấn, mà chỉ đơn giản phác ra vài nét trong cuộc sống "một ngày" bình thường ở một đơn vị. Thật là một điều có ý nghĩa, chính những ngòi bút nhân danh những người cầm súng, lại sớm đi vào khai thác loại chủ đề này. Về sau, rất nhiều truyện ngắn khác - không thiếu những truyện hay hơn tác phẩm của Xuân Cang mặc dù viết về những cái bé nhỏ như vậy, nhưng các tác giả vẫn tìm được cách để nối liền nó với những vấn đề lớn lao, mà cả nền văn học quen biểu hiện.
Sở trường của truyện ngắn là khả năng nói tới những biến đổi, những bước ngoặt trong nhận thức cũng như tình cảm. Một chủ đề thường thấy ở truyện ngắn trước Cách mạng, là bóc trần thực chất một sự kiện, chỉ ra một điều nghịch lý. Ví như chỉ ra đằng sau những chuyện cảm động, là một cái gì rất nực cười, đằng sau cái cao cả là những tầm thường vô vị - tóm lại là một cách "lật tẩy". Ngày nay, ở nhiều truyện ngắn viết sau Cách mạng, chúng ta chứng kiến một chiều nghĩ ngược lại: vạch ra cái vĩ đại sau cái bình thường, cái mới mẻ sau cái quen thuộc, hoặc chỉ rõ ở chỗ tưởng như chẳng có ý nghĩa gì, thì cũng là bao nhiêu ý nghĩa. Bình thường mà vĩ đại, đó là một nhận thức chi phối cảm hứng của bao nhiêu ngòi bút, và gợi ý cho bao nhiêu tác phẩm ra đời! Và trong tuyển tập từ Rẻo cao (Nguyên Ngọc -1959), qua Ông Bồng (Vũ Tú Nam- 1962) tới Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long - 1970), cái ý đó gần như là xuyên suốt. Như ở Ông Bồng chẳng hạn, viết về một ngày của một nhân vật bình thường, lúc đầu tác giả cố tỏ ra khách quan. Nhưng đến phần kết luận, anh không giấu nổi nữa, phải kêu lên: "Một ngày mới đang đợi chờ ông, với bao nhiêu hoạt động bình thường mà sôi nổi". Lối đặt đầu đề của Nguyễn Thanh Long trong Lặng lẽ Sa Pa là một "động tác nghề nghiệp" nhiều nhà văn vẫn dùng. Bởi thực tế đời sống trong tác phẩm không lặng lẽ một chút nào cả. Và "hạt nhân cốt truyện" ở đây cũng là một cuộc gặp gỡ giữa những người không quen biết, để rồi ở mỗi người, cái nhận thức về ân nghĩa ân tình nói riêng, về cuộc đời tốt đẹp nói chung, thêm được khẳng định.
"Bao giờ cũng vậy, hễ một chuyện nguy hiểm qua rồi, thì chuyện đó trở thành chuyện vui". Nguyễn Quang Sáng mở đầu mà cũng tóm tắt truyện ngắn của mình như vậy. Đây là một thứ "văn nghệ tự diễn" "trong nội bộ" những người anh hùng, câu chuyện có nghiêm túc, nguy hiểm, lại có tình cảm, vui, rộn rã, một ít tiếng cười. Phải đủ cả hai yếu tố phối hợp, như vừa phải "lặng lẽ", vừa "sôi nổi", vừa "vĩ đại", vừa "bình thường", vừa "ân nghĩa ân tình", vừa "quyết tâm chiến đấu". Những tác phẩm thành công là những trường hợp hai yêu cầu đó cùng được thực hiện.

Bản chất mối quan hệ giữa người và người, hình ảnh những con người mới
Một trong những đặc điểm của truyện ngắn chúng ta là sự gắn liền giữa tác phẩm với các sự kiện lịch sử cụ thể. Mỗi truyện ngắn đọc xong ta đều thấy in lại một chút ảnh hưởng của hoàn cảnh mà nó ra đời. Hầu như mỗi giai đoạn lịch sử (như hoà bình lập lại, xây dựng đất nước sau hoà bình, đổi công hợp tác, vừa sản xuất vừa chiến đấu…) đều để lại dấu vết trong văn học. Một câu hỏi được đặt ra: đâu là sự gần gũi về mặt chủ đề cùng là sự gần gũi giữa các nhân vật ở một truyện giàu chất thơ như Rẻo cao, với một truyện ngắn bày ra một thực tế ngổn ngang, bề bộn và cách viết cũng tự do như Mùa lạc? Giữa truyện Ông Bồng, nơi tác giả cố tìm ra một cách viết mộc mạc, với những truyện rộn rã tiếng xe, tiếng súng, mà con người lại rất tài hoa, thơ mộng, như ở Mảnh trăng cuối rừng?
Chúng ta thường đi tìm các cảm hứng chủ đạo ở các truyện gần gũi nhau. Nhưng nếu đi xa hơn, chúng ta sẽ thấy cái chỗ chung nhau, gần gũi về mặt chủ đề của các truyện: khẳng định mối quan hệ giữa người với người là rất tốt đẹp. Mọi người đều hiểu đúng về nhau, thế giới hiện ra đầy chất thơ, tất cả đều thuận lý mà không có gì ngang trái. Mỗi thành quả của ngày hôm nay là do đóng góp của ngày hôm qua, người đang sống phải biết ơn người đã hy sinh, người đi sau phải nhớ tới những người đi trước - ta đọc được nội dung của ân nghĩa ân tình như vậy, qua Mùa cá bột. Sau này, ở một tác phẩm như Cái lạt của Vũ Thị Thường, người đọc có thoáng cảm thấy như tác giả muốn đặt vấn đề theo kiểu khác, là sao để ân nghĩa ân tình khỏi biến thành một sự ràng buộc, nó tước bỏ đi ở người ta khả năng phản ứng đúng đắn trước mọi hiện tượng đời sống? Nhưng, một là, điều đó chỉ chứng tỏ ân nghĩa ân tình là một vấn đề đã ăn rất sâu vào cách sống, cách làm việc của chúng ta; hai là, ở đoạn cuối câu chuyện, xu hướng của nhân vật là muốn tiếp tục giữ lấy ân nghĩa ân tình như cũ. Trong thâm tâm, cả tác giả lẫn nhân vật vẫn nghĩ, đó là những gì tốt đẹp nhất trong con người, nên cần phải biết hết sức trân trọng.
Sống trong một xã hội mà quan hệ giữa người với người được hiểu tốt đẹp như vậy, thì khía cạnh tính cách được các tác giả truyện ngắn của chúng ta nâng niu hơn cả, là sự trong sáng, giản dị. Cái bình thường trên kia vừa nói, cái bình thường được đề cao hơn hết, là cái bình thường giản dị. Dù hiện ra qua những cách viết khác nhau, rút cục, các nhân vật của Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Kim Lân, Nguyễn Kiên… đều nhất trí với nhau ở điều ấy. Cả nhân vật Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải từng lăn lộn buôn bán, tới đâu là nhà, ngả đâu là giường, ba chìm bảy nổi, tưởng chả còn biết hy vọng là gì, khi đến mảnh đất Điện Biên, lại như trẻ lại, dễ dàng, mau mắn với niềm tin trong sáng như mọi người lao động thuần khiết khác. Càng ngày (nhất là trong những năm chiến tranh), dòng nhân vật này càng được bổ sung. Nếu cần lấy một người nữa để làm mẫu, thì có thể đơn cử đại đội trưởng Huỳnh ý Tiên trong Người cầm súng của Lê Lựu. Đây cũng lại là một sự trớ trêu nữa: Nhân vật có cái tên khá hoa mỹ này (cũng như Lưu Hoài Chung trong Chuyện kể từ đêm trước của cùng một tác giả), rất trong sáng, rất đơn giản. Anh chiến đấu như con người ta sống phải ăn, phải uống. Anh luôn giữ được cái vẻ mộc mạc, thuần phác, luôn bằng lòng với cuộc sống còn vất vả. Chiến đấu rất anh dũng, nhưng anh lại không bao giờ thích ai hỏi han những mong cắt nghĩa tại sao anh lại có những phẩm chất tốt đẹp đó. "Chán bỏ mẹ, nó đến thì đánh, phải đánh thắng. Tất nhiên thế, còn hỏi nữa". Đến lượt mình, tác giả Lê Lựu cũng hoàn toàn tự bằng lòng; trong cách diễn tả câu chuyện, anh không bao giờ tỏ ý phân vân trước mặt tính cách mộc mạc trên đây của Huỳnh ý Tiên. Ngược lại, anh còn cảm thấy hỉ hả, khi rút lại, mọi chuyện chỉ có thế. Sự gần gũi giữa nhân vật với tác giả cũng là một đặc điểm trong nhiều sáng tác của chúng ta, chứ không phải riêng ở truyện ngắn.

Vài nhận xét cuối cùng
Như đã nói từ đầu, để hiểu những nguyên tắc lựa chọn chủ đề và phát triển tính cách trong văn xuôi, đáng lẽ chúng ta phải tìm tới tiểu thuyết. Do khuôn khổ chật hẹp, các truyện ngắn muốn biểu hiện những vấn đề trên không khỏi chịu những hạn chế nhất định. Song, để bù lại việc nghiên cứu truyện ngắn lại có cái lợi sau đây: chúng ta dễ nhận ra những yếu tố lặp đi lặp lại. Đi vào một tuyển tập truyện ngắn như cùng một lúc ta được nhìn đời theo nhiều hướng, nghe được nhiều tiếng nói khác nhau, từ cái phong phú đa dạng đó, nếu ta tìm được sự nhất trí, thì đó là sự nhất trí có sức thuyết phục.
ở các đoạn trên, đây đó, chúng ta nhắc tới một vài nhân vật hiện ra sắc nét nhất qua các truyện ngắn được nhiều người quen biết. Hãy nhớ tới những nhân vật của chủ đề dứt bỏ: có thông cảm với những "thói quen" của đời sống văn học trước Cách mạng, thì mới thấy rằng chính truyện ngắn đã phải quả quyết lắm trong việc bắt tay vào việc biểu hiện cuộc sống mới. Phải chăng hiện thực được phản ánh trong các truyện là một hiện thực đầy biến động cách mạng? Nhưng đó cũng là nhân tố chính chi phối sự phát triển của truyện ngắn ngay về mặt thể tài (các yếu tố hình thức và nói chung là sự tiến hoá của nó). Đứng trong đội hình những vũ khí tư tưởng sắc bén, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng, giống như những người chiến sĩ, lúc nào cũng phải đặt vấn đề nhận thức lên hàng đầu, chăm lo làm tròn nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. Trong khi tìm cách bám sát đời sống, sau cái bề ngoài số trang số chữ vẫn thế, bản thân đề tài đã chứa đựng bao nhiêu thay đổi, lúc thì như mở rộng thêm sức chứa để bao quát con người, sự việc, lúc thì như tự biến mình đi, chỉ còn cái phần thấp thoáng, mơ hồ, như thơ ca, như hội hoạ, cốt sao gây được một ấn tượng, tô đậm một cảm giác về đời sống mới. Cũng như mỗi con người chúng ta hiện nay, tác phẩm của chúng ta vừa rắn rỏi, tỉnh táo trong việc nắm bắt hiện thực lại vừa cố gắng giữ lấy vẻ duyên dáng uyển chuyển và lối nhìn đời thơ mộng của mình. Mỗi ngày truyện ngắn của chúng ta thêm nhiều màu sắc tươi mới hơn, thêm trẻ lại, đấy là điều có thật, nếu nghĩ lại bước đường từ Tiếng nói, Đôi mắt ngày nào, tới những Mảnh trăng cuối rừng, Đêm hồng… gần đây, cái trẻ lãng mạn, và cũng là cái trẻ giản dị trong sáng, như nhân vật chính của các truyện mà trên kia đã nhắc tới.

THỬ NHẬN DIỆN TIỂU THUYẾT TỪ SAU 1945

1.Nỗi ao ước của nhiều người cầm bút.
Lý do khiến cho cả nhà văn lẫn bạn đọc coi trọng tiểu thuyết: thói quen thưởng thức và khả năng thể loại.
Viết về Trần Đăng, sau những đoạn kể chuyện nhà văn này sôi nổi đi với bộ đội, bám sát đời sống để viết, nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa ra một dự đoán khái quát: "Thực dân Pháp và Tàu trắng đã giết thêm của chúng ta một nhà văn mà riêng phần tôi tin là một nhà tiểu thuyết lớn sau này".
Khi nhìn lại cuộc đời Nguyễn Thi, nhà văn Nguyễn Minh Châu rất trân trọng những truyện ký hôm nay Nguyễn Thi đã viết ra, nhưng vẫn coi đó chỉ là "một sự chuẩn bị" Cái ám ảnh trong tâm trí Nguyễn Thi, và cả trong chúng ta nữa, khi đọc anh, vẫn theo cách nói của Nguyễn Minh Châu - phải là tiểu thuyết. Để chứng minh tài năng của Nguyễn Thi, bên cạnh truyện ký, bao giờ người ta cũng dẫn ra mấy chương mở đầu của một cuốn tiểu thuyết còn đang viết dở, và không kịp đặt tên, sau này được những người biên tập gọi một cách giản dị là ở xã Trung Nghĩa.
Dù chỉ liếc qua nhiều cuộc đời văn học, chúng ta cũng có thể dễ dàng đồng ý với một nhận xét chung: rất nhiều nhà văn của ta bắt đầu bằng cách viết thơ, làm thơ, rồi rất đông người từ thơ chuyển sang văn xuôi, và cái đích mà nhiều người cảm thấy nhất thiết một người viết văn xuôi phải đạt tới, đó chính là tiểu thuyết.
Tại sao lại có tình hình như vậy?
Sự phong phú về số lượng và sự tương đối chín đều về chất lượng của các tiểu thuyết trước 1945 dường như đã khắc vào trong tâm trí người đọc một khẳng định: nói tới văn học, phải nói tới tiểu thuyết.
Xét trên phương diện bản thân thể loại: Trong việc nắm bắt đời sống, khả năng của tiểu thuyết gần như vô tận. Nói như nhà nghiên cứu văn học Bác-tin: nó không chịu một quy phạm nào; nó luôn luôn là một cái nhìn mới mẻ đang hình thành.
ở ta, nhà văn Tô Hoài cũng từng đưa ra một nhận xét tương tự: Không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có khả năng tung hoành không bờ.
Trong tay các nhà văn Việt Nam hôm nay, cái khả năng tung hoành của tiểu thuyết hiện lên ra sao, đấy là điều bài viết của chúng tôi dưới đây thử tìm hiểu.

2. Những cuốn sách ra đời sau một giai đoạn lịch sử quan trọng: tiểu thuyết toàn cảnh và những biến dạng phong phú của nó.
Tiếp sau thời gian kháng chiến chống Pháp, có một giai đoạn tiểu thuyết ở ta phát triển khá mạnh (tính ra thuộc loại giai đoạn nó phát triển mạnh nhất, kể từ sau 1945), đó chính là giai đoạn từ 1957-1958 tới khoảng 1963-1964. Nếu không câu nệ mà mở rộng khái niệm tiểu thuyết một chút, tức là tính cả vào đó những tác phẩm người viết chỉ nhìn nhận đặt tên là truyện dài, người ta có thể thấy:
Năm 1957, 12 tiểu thuyết (trong tổng số 25 tập truyện ký được xuát bản);
Năm 1958, 9 tiểu thuyết (trong tổng số 17)
Năm 1959, 6 tiểu thuyết (trong tổng số 19)
Năm 1960, 9 tiểu thuyết (trong tổng số 31)
Năm 1961, 12 tiểu thuyết (trong tổng số 28)
(Theo tài liệu thống kê ở : Phong Lê
Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970,
nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1972).
So sánh với thời gian trước 1954, và những năm đầu tiên sau hoà bình đợt này (1955-1956…) người ta thấy số lượng tuyệt đối của tiểu thuyết cũng như tỷ trọng của tiểu thuyết trong toàn bộ nền văn học lớn vụt lên. Tại sao? Đại để, có một số nguyên nhân như sau:
a) Sau hoà bình, những người yêu thích viết văn mới có thời giờ và những điều kiện khác để bình tâm ngồi viết.
b) Nhưng quan trọng hơn, là sau hoà bình, nhận thức của các nhà văn về đời sống có những biến chuyển căn bản. Ai nấy đều cảm thấy mình vừa sống qua một thời gian hết sức trọng đại. Bộ mặt của giai đoạn lịch sử ấy ra sao, những mối quan hệ giữa người với người trong giai doạn lịch sử ấy ra sao, những giá trị nào mất đi, những giá trị nào vừa hình thành, v.v. Bằng ấy câu hỏi bao nhiêu câu hỏi khác đòi hỏi phải trả lời bằng tiểu thuyết. Xét trên phương diện loại hình hoá các mô típ chủ yếu, có thể thấy mô típ phổ biến trong tiểu thuyết lúc này là một chặng đời, một quãng đời đã qua. Dòng sông của Nguyễn Chấn là một ví dụ. Tác giả cuốn sách không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, sau Dòng sông, gần như anh không viết gì khác, bởi vậy, cuốn tiểu thuyết kia không mấy ai nhắc nhở. Song, nhớ lại câu chuyện - một vùng quê một con sông, qua những thăng trầm của lịch sử xảy đến, những cuộc chia tay hôm qua và những cuộc gặp lại hôm nay - ta có thể chắc chắn khi nói với nhau: một cuốn tiểu thuyết như thế nhiều người muốn viết, và chắc nhiều người đã viết dở. Đất nước đứng lên là gì, nếu không phải là một chặng đường đời ở một vùng đất cụ thể, những con người cụ thể. Thu hẹp hơn vào một hai số phận chính, đó là trường hợp Một chuyện chép ở bệnh viện. Càng thu hẹp hơn nữa, là trường hợp Trước giờ nổ súng của Lê Khâm. Thoạt nhìn, tác phẩm này hình như không có gì liên quan đến dạng tiểu thuyết mà chúng ta đang nói. Bút pháp chính của tác giả ở đây là dồn ép, dồn ép về mặt không gian, dồn ép trong câu chuyện, dồn ép trong số lượng nhân vật. Song cảm hứng chính chi phối tác phẩm của Lê Khâm vẫn gần gũi với cảm hứng toát ra qua nhiều tác phẩm ở trên đã nói.
Nói rộng ra, từ 1945 đến nay, dạng tiểu thuyết mang tính cách tổng kết một giai đoạn lịch sử rất nhiều. Nhìn lùi về giai đoạn lịch sử trước Cách mạng, đó là trường hợp của những Mười năm (Tô Hoài), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sóng gầm (Nguyên Hồng). Nhìn lùi về giai đoạn đầu kháng chiến, với lối viết đi sau tỉ mỉ vào một thời gian rất ngắn, nhưng vẫn trải ra toàn bộ xã hội, đó là trường hợp Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng. Sau này, Những tầm cao của Hồ Phương, Vùng trời của Hữu Mai… cũng là hai ví dụ rành rõ về tiểu thuyết toàn cảnh. Trong khi Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn, Thôn ven đường của Xuân Thiều, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Đất Quảng của Nguyên Ngọc… là những biến điệu ở những dạng khác nhau, và chất lượng khác nhau. Trên nét lớn, dạng tiểu thuyết này theo sát những mẫu mực của tiểu thuyết truyền thống thế kỷ XIX mà sau 1954, được dịch khá ồ ạt (tác phẩm của Ban-dắc, Huy-gô, Tác-cơ-rây, Đích-ken, đặc biệt là Chiến tranh và hoà bình của Tôn-xtôi…), dĩ nhiên có cộng thêm vào những kinh nghiệm của tiểu thuyết trước 1945 ở ta. Một dạng tiểu thuyết đã được hình thành. Nó sẽ phân biệt với một dạng tiểu thuyết khác, mà dưới đây, chúng ta sẽ thấy.
3. Những cuốn tiểu thuyết thoát thai từ ghi chép, ý nghĩa đứng đắn của khái niệm "tiểu thuyết ký sự"
Vào khoảng đầu 1957, trên tạp chí Văn nghệ quân đội nhà văn Nguyễn Khải bắt đầu cho đăng dần Xung đột. Lúc đầu anh "bịa" cho tác phẩm của mình một thể loại: ghi chép, và chưa chia nhỏ thành chương, mà lại gọi là tập - tập I, II, III, IV… Nhưng dư luận đã sớm trả lại cho tác phẩm cái tên thật của nó, trên báo Văn học ít lâu sau đó, nhà văn Vũ Tú Nam sớm nhận xét rằng ở Nguyễn Khải rất rõ bản lĩnh một người viết tiểu thuyết. Mặc dù khi gộp in lại thành tập, Xung đột vẫn chỉ được gọi là truyện dài (như những Chủ tịch huyện, Hãy đi xa hơn nữa cũng thường được gọi là truyện, truyện vừa), song trước sau, đây vẫn là một tiểu thuyết đặc sắc của chúng ta mấy chục năm gần đây. Đứng về mặt dạng tiểu thuyết mà xét, Xung đột lại là một ví dụ tốt, để chúng ta thấy một con đường hình thành tiểu thuyết khác từ 1945 tới nay, là hình thành từ các thể ký. Các tiểu thuyết này thường có đặc điểm chung như sau:
- Thoạt đầu, nhà văn chỉ "khiêm tốn" đóng vai trò của một nhà báo, đi thu nhặt tài liệu.
- Đối tượng được nói tới là những sự kiện đang xảy ra, những con người đang sống, làm việc (với nghĩa hẹp của mấy chữ này). Cái thời hiện đại của các dữ kiện được tô đậm.
- Nhưng do biết nắm được bản chất vấn đề đang diễn ra trong đời sống, chiếu dọi vào đó một cách nhìn riêng, một cách giải thích riêng, nhà văn lại tạo ra cho câu chuyện một sức ám ảnh mới mẻ. Chính khi đó, cái mà chúng ta có trong tay không thể gọi là gì khác, ngoài chữ tiểu thuyết.
Ngay từ 1950, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từ ký sự Vĩnh Yên tường thuật viết thành tiểu thuyết Xung kích.
Hai chục năm về sau từ những ấn tượng thu hoạch được sau chuyến đi chiến dịch Khe Sanh, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết nên Dấu chân người lính. Đào Vũ trong Cái sân gạch, Nguyễn Gia Nùng trong Sao băng. Huy Phương trong Xi Măng, v.v…cũng có cách xử lý tài liệu tương tự.
Ngay từ trước Cách mạng, loại tiểu thuyết phóng sự ở ta đã rất phát triển, ở nhiều cuốn sách nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, như Vỡ đê, chất phóng sự còn thấy rất rõ. Nhiều tiểu thuyết của chúng ta hôm nay lẽ ra cũng có thể gọi là tiểu thuyết ký sự, việc gọi như thế này chỉ nói về cách viết mà không hàm ý đánh giá.
Một nhà nghiên cứu về mỹ thuật, khi tìm hiểu các thể tranh của ta, từ sau 1945 có nói đến một thể tổng hợp: ở đó có phong cảnh, lại có con người, nhưng không phải tranh tĩnh vật, cũng không phải chân dung, thậm chí cũng không phải phong cảnh thuần tuý (sự thuần tuý thường thấy ở mỹ thuật phương Tây), mà phải có đủ các yếu tố nói trên, cái nọ dựa vào cái kia. Hình như nhiều tiểu thuyết ký sự của chúng ta hôm nay cũng đang được hình thành, theo kiểu "tổng hợp" như vậy?
4. Cái sắc thái đa dạng của tiểu thuyết hiện thực và hướng đi thống nhất của một sự "tung hoành":
Theo như cách phân chia của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại quyển tư, tiểu thuyết trước cách mạng gồm có các thể loại như sau:
1. Tiểu thuyết phong tục (Khái Hưng, Trần Tiêu, Bùi Hiển)
2. Tiểu thuyết luận đề ( Nhất Linh, Hoàng Đạo)
3. Tiểu thuyết luân lý ( Lê Văn Trương )
4. Tiểu thuyết truyền kỳ ( Lan Khai, Đái Đức Tuấn )
5. Tiểu thuyết phóng sự ( Chu Thiên )
6. Tiểu thuyết hoạt kê ( Đồ Phồn )
7. Tiểu thuyết tả chân ( Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài)
8. Tiểu thuyết xã hội ( Nguyên Hồng )
9. Tiểu thuyết tình cảm ( Thạch Lam, Thanh Tịnh )
10. Tiểu thuyết trinh thám ( Phạm Cao Củng)
Cách phân chia như thế này, vừa rắc rối, vừa không chính xác - đấy là điều nhiều người đã nhận xét. Ngày nay, nhìn vào văn học trước 1945, người ta cũng không dùng lối phân chia đó nữa, đừng nói chi văn học sau Cách mạng, với những đặc điểm riêng trong nội dung và hình thức, mà hiện nay chúng ta đang tổng kết. Trên nét lớn, dòng tiểu thuyết chủ yếu hôm nay là những tiểu thuyết hiện thực. Chữ hiện thực này bao quát hơn hai chữ tả chân. Vì đi sâu vào phong tục, hoặc tô đậm các mối quan hệ tình cảm, vẫn có thể là hiện thực. Và cái hiện thực lớn nhất là cả xã hội mà nhà văn phải nhận thức. Tính tư tưởng trong tiểu thuyết hiện nay được coi trọng nên có thể coi tất cả tiểu thuyết hôm nay là tiểu thuyết luận đề. Nhưng yêu cầu của một cuốn tiểu thuyết tốt hiện nay, là tài liệu phải sinh động, tư tưởng phải sắc bén, vả chăng tư tưởng cần toát ra một cách tự nhiên qua tình thế, nên không có chuyện tách rời yếu tố tả chân và yếu tố luận đề. Lấy những khái niệm trên để pohân chia tiểu thuyết thì không nên. Nhưng lấy đó để nhấn mạnh sắc thái nổi bật ở tiểu thuyết này hay tiểu thuyết khác thì toàn toàn có lý. Và người ta có thể nhận thấy, trong tiểu thuyết Việt Nam hôm nay có rất nhiều sắc thái. Vốn mạnh về tả chân, Tô Hoài thường đậm đà hơn cả trong những trang phong tục (rõ nhất: Đảo hoang). Cũng là Nguyễn Khải, trong khi Xung đột rất gần với các phóng sự thì Chiến sĩ có cốt cách của một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu (không thật hấp dẫn song vẫn là phiêu lưu), còn Cha và con và… lại có chất luận đề khá rõ (luận đề là một đặc điểm chung ở Nguyễn Khải). Nhìn chung từ Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai tới Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, v.v… ở văn xuôi ta, tiểu thuyết Việt Nam ta hôm nay, chất thơ khá đậm, tuy hiểu về chất thơ này khác nhau, và mức độ ở mỗi người cũng một khác. Nhà văn Tô Hoài từng viết:
…Truyện là một thể lẫn lộn, cốt sao cho nổi vấn đề, nổi nhân vật. Cần tả trực diện, cần đá sang lối ghi chép, cần có hơi như bút ký, như thơ, như kịch (có làm thế mới toát hết được tinh thần đoạn ấy) xin cứ việc làm. Chỉ như vậy, hình thức của mỗi thể sáng tác mới làm đầy đủ nhiệm vụ giúp sức cho nội dung, tạo cách cho người viết phóng tay đi sâu vào bất cứ khía cạnh kín đáo, khó khăn nào của vấn đề của tâm tư nhân vật.
(Một số kinh nghiệm viết văn của tôi)
Có điều, cũng là "tung hoành", nhưng mỗi thời đại, các nhà văn lại "tung hoành" theo một cách khác và mở lối mở đường theo cách khác. Nghĩa là tung hoành đấy mà cũng có giới hạn đấy. Nhìn vào những tìm tòi trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1945 tới nay - các nhà văn chúng ta tung hoành về phía hướng vào đời thực chứ không vào hướng ước lệ, siêu hình; vào hướng tạo ra một cách viết rõ ràng, giản dị theo thói quen cảm thụ của nhiều người, chứ không vào hướng văn xuôi nhiều nghĩa bóng gió, kiểu các loại truyện ngụ ngôn và các thể nghiệm kỹ thuật khá phức tạp khác.
Tóm lại, từ sau 1945 đến nay, tiểu thuyết Việt Nam có diện mạo riêng của nó, những qui cách để người ta làm ra nó, không ai bảo ai, nhưng khá nhất trí. Việc thử miêu tả một hai cách thức hình thành tiểu thuyết như trên, chỉ mới là những phác hoạ đơn sơ.
5. Những chuyện nhầm thú vị. Tiểu thuyết và vấn đề nâng cao chất lượng văn xuôi hiện nay.
Tại một cuộc tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc kháng chiến, bên cạnh nhiều vấn đề trong sân khấu hội hoạ, bên cạnh thơ Nguyễn Đình Thi… , tuỳ bút của Nguyễn Tuân cũng được mang ra để mổ xẻ góp ý kiến. ấy là nhân Đường vui được xuất bản hồi ấy. Phát biểu tại hội nghị, trong khi mọi người chỉ nói đến tuỳ bút thôi, thì Nguyễn Tuân lại nói đến tiểu thuyết. Con người "viết gì cũng ra tuỳ bút" này không nói về cái sở trường của mình. Hướng về cái thể loại mà không ai bảo là Nguyễn Tuân thông thạo, ông lên tiếng kêu gọi:
Nhân nói đến tuỳ bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ là thời kỳ viết tiểu thuyết, đừng viết tuỳ bút nữa (V.T. N. gạch dưới). Viết tiểu thuyết nhiều chúng ta thấy ngại. Người thì cho đã viết phải toàn vẹn phải hay. Có lẽ vì chúng ta hoặc lại quá tự miệt mình. Theo ý tôi, cứ nên viết tiểu thuyết đi.
(Văn nghệ, số tranh luận)
Có lẽ vì biết Nguyễn Tuân cũng thích tiểu thuyết cho nên sau này, khi Sông Đà ra đời, muốn khen cho hết lời, Nguyên Ngọc liền nhấn mạnh đến cái chất tiểu thuyết của nó.
Khi khép lại trang sách cuối cùng, tôi có cái cảm giác vừa đọc xong một c uốn tiểu thuyết.
… Anh đã nâng thể tuỳ bút, thể văn sở trường của anh lên một bước mới, tạo thành như là một thứ "tuỳ bút tiểu thuyết".
(Cảm tưởng đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân,
Báo Văn học 23-9-1960)
Nguyễn Khải ở trên kia nhầm tiểu thuyết của mình là ghi chép (ghi-ký): nay Nguyên Ngọc lại gọi những trang văn xuôi tiêu biểu cho tuỳ bút của người khác bằng tiểu thuyết; mỗi người biểu lộ sự kính trọng của mình với tiểu thuyết theo một kiểu. Nhưng cả mấy câu chuyện có thực này, cũng như nhiều chuyện khác, chỉ chứng tỏ một điều mà từ đầu chúng tôi đã nói: tiểu thuyết là ở trong niềm mong mỏi của mọi người. Với nhiều cây bút văn xuôi, viết tiểu thuyết có nghĩa tài năng đã trưởng thành, nghề nghiệp đã chín, "võ nghệ" ít nhiều đã thuộc loại "cao cường". Vả chăng, chẳng phải chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác cũng có tình trạng như vậy. Một nhà văn Xô-viết vốn là người của một dân tộc thiểu số ở Liên xô, nói hộ chúng ta:
ở các nền văn học trẻ, văn xuôi, đặc biệt tiểu thuyết, đang là một ngành chủ đạo, tác phẩm thơ ca mất đi sự ôm trùm vốn có của nó. Và đằng sau chữ tiểu thuyết, người ta hiểu (cả nhà văn và độc giả đều hiểu vậy) đây là một dấu hiệu của chất lượng.
(Trích từ tạp chí Những vấn đề văn học, tiếng Nga, số 9-1971)
Quả có như vậy. Một mặt nhìn vào từng tác phẩm, chúng ta có thể cả quyết như đinh đóng cột: tác phẩm hay hay dở là do nội dung và hình thức trong đó quyết định; gọi tác phẩm là ký hay mệnh danh nó là tiểu thuyết không bao giờ hàm ý nghĩa đánh giá nó về mặt chất lượng. Song, nhìn chung cả nền văn học mà xét, đòi hỏi ngày càng có thêm nhiều tiểu thuyết, phấn đấu để tỉ trọng của tiểu thuyết trong toàn bộ nền văn học - tiểu thuyết với đúng nghĩa của nó - ngày một cao hơn, hoàn toàn là một đòi hỏi chính đáng. Sau hết, bản thân sự vận động của tiểu thuyết với tư cách một thể loại, cũng là một đối tượng cần được khảo sát. Chẳng những việc đó giúp chúng ta hiểu thêm chính xác nền văn học hôm nay, mà còn tạo ra một căn cứ xác đáng để khẳng định đóng góp của nền văn học hôm nay với lịch sử văn học lâu dài của dân tộc.

SỰ TIẾN HOÁ CỦA TRUYỆN NGẮN VỀ MẶT THỂ TÀI

Khi cần sắp xếp các bài mục, các tuyển tập thơ văn, vì nhiều lý do khác nhau, thường theo thứ tự chữ cái tên tác giả. Làm thế cũng có cái tiện của nó. Nhưng còn những cách sắp xếp khác: sắp xếp theo chủ đề, theo đường dây nội dung; sắp xếp theo thế hệ tác giả - tuyển tập thơ bốn năm chống Mỹ đã từng làm theo lối này, và được nhiều người khen ngợi, v.v.
Riêng tôi, cái thứ tự mà tôi thích tìm hơn cả, trong một tuyển tập là thứ tự thời gian. Thời gian ra đời của tác phẩm, cái đó thê gớm lắm. Đầy uy quyền, đồng thời lại kiên nhẫn, bền bỉ, thời gian luôn luôn tìm cách in dấu ấn của mình lên mọi yếu tố của nội dung và hình thức mà chúng ta sử dụng. Lần lần từng bước một nối tiếp, thời gian thường khi tỏ vẻ hờ hững không đâu, mà thật ra, rất hiểu biết cái quy luật lịch sử và vừa nghiêm khắc, vừa bao dung đủ mọi hiện tượng. Đi tìm dấu vết thời gian với một tác phẩm quan trọng như tập 33 truyện ngắn chọn lọc, tuyển từ truyện ngắn được bạn đọc ưa thích, trước tiên điều cần theo dõi là sự tiến triển về mặt nội dung tư tưởng, nhưng việc ấy, đã có một vài đồng nghiệp khác làm. Trong phạm vi bài này, tôi thử theo dõi sự tiến triển theo thời gian của hình thức thể tài các tác phẩm. Ba mươi năm sau cách mạng, thể tài truyện ngắn, cùng sinh thành nảy nở, theo những hướng rất khác trước. Giống như quần áo mà chúng ta mặc, giống như lời ăn tiếng nói mà chúng ta vẫn dùng, lại cũng giống cả vẻ người vóc dáng mỗi chúng ta mà người này người kia hàng ngày đã quá quen biết, nên không đủ sức nhận ra nữa, nhưng thực sự là tất cả đã có thay đổi sau mấy chục năm cách mạng. Len vào các yếu tố của hình thức, những dấu ấn thời gian có vẻ hơi khó nhận ấy, thường khi là những dấu ấn rất vững bền. Nó nói với chúng ta về sự tiến triển của truyện ngắn sau cách mạng. Tự nó toát ra cái triết lý chính trong các tác phẩm. Tính nội dung của hình thức là một điều có thực.

*
Dù không có những thống kê chính xác, trên đại thể, có thể biết chắc, sau khi cách mạng thành công, vào những ngày đầu tiên của cuộc sống mới, tức khoảng 1945-46, những thể tài văn học phát triển hơn cả là thơ và ký. Thơ để phát biểu xúc cảm, ký cũng để phát biểu và nhất là để ghi chép sự kiện. Văn xuôi bấy giờ, chưa thể có những tiểu thuyết đã đành, ngay truyện ngắn cũng là rất gần với ký. Vào trong tuyển tập lần này, trường hợp của Tiếng nói (Nguyên Hồng) và Một lần tới Thủ đô (Trần Đăng) cũng là nằm trong cái mạch chung của truyện ngắn thời gian ấy. Cả hai truyện đều là những phác hoạ, phác hoạ về cảnh đời, về tâm trạng. Trong cả hai truyện đến khó tìm ra nhân vật chính, nhân vật không có tên, một người đàn ông, vài ba bà con hàng phố, bốn chiến sẽ chưa ai có tính cách gì cả. Làm cho truyện ngắn đứng được, lại là một cái gì khác, cái ý tứ chung của câu chuyện, điều định nói, đột ngột và quả quyết của tác giả. Goócki từng nhận xét truyện ngắn gần với tiểu luận. Có thể thấy cả Tiếng nói lẫn Một lần tới Thủ đô là những ví dụ về một hướng đi của truyện ngắn sau cách mạng, hướng tiểu luận. Trong phạm vi cho phép, truyện cố gắng chăm chút cho sự hình thành và ảnh hưởng của vấn đề đặt ra, hơn là các khâu hoàn cảnh nhân vật. Dù hoàn cảnh và nhân vật có được khắc hoạ kỹ lưỡng đến đâu, tự nó sẽ mất hết sức sống nếu thiếu đi sự soi rọi của vấn đề quán xuyến đó. Và không phải những lý sự vặt đâu, mà toàn truyện ngắn là một phát biểu của tác giả trước một vấn đề nghiêm túc. Trận đói ghê gớm năm Dậu, nỗi khao khát của mỗi người, của cả xã hội muốn vượt lên trên đói kém, chết chóc, để thay đổi đời mình, đó là cái tiếng nói của cuộc sống mà Nguyên Hồng nghe được, trong những năm ấy. Trần Đăng thì cảm nghe một cái gì đang giằng xé lòng mình, nỗi ước ao muốn chia tay với quá khứ, muốn tất cả hôm qua hãy dứt hẳn đi, để đón lấy một cuộc sống mới.
Có một lý do để truyện ngắn 1945-46 gần với tiểu luận: đời sống đang ở những bước thay đổi quyết liệt, đòi hỏi mỗi người phải can đảm để sống hết những quyết liệt ấy. Nhìn rộng ra, ba mươi năm qua, thời gian tuy dài, nhưng về mặt lịch sử, thì cũng lại là cái thuở ban đầu của cách mạng, truyện ngắn phải đảm nhiệm vai trò của tiểu luận, dòng truyện ngắn tiểu luận còn được nối dài thêm một ngòi bút sắc sảo như Nguyễn Khải, thực thành thạo từ việc dựng vấn đề đến khai thác vấn đề trong một truyện ngắn vài mươi ngàn chữ. Ngay Người tù binh da đen của Nguyễn Đình Thi cũng là một thứ truyện ngắn tiểu luận. Vài nhân vật được phác hoạ sơ sài, câu chuyện có vẻ bâng quơ, như không có gì xảy ra, truyện vẫn đứng được bởi lẽ các chủ đề mạnh mẽ của nó: thức tỉnh.

*
Khoảng 1947-1948, trong khi làm báo Cứu quốc, bên cạnh nhật ký ở rừng, Nam Cao viết Đôi mắt. Cũng thời gian này, Tô Hoài có tập truyện ngắn Núi Cứu quốc, Nguyễn Tuân viết nhiều tuỳ bút, và nay góp vào tuyển tập cái truyện ngắn vốn cũng rất gần tuỳ bút là Hai con đò danh dự. Mê mải đi theo bộ đội, Trần Đăng viết những sổ tay "cro quis" - như anh gọi - lấy tên là Trận Phố Ràng, Một cuộc chuẩn bị. Điểm lại dù còn thiếu sót, một vài nét của sinh hoạt văn xuôi trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta thấy gì? Thực tế lớn lao quá, các nhà văn đang còn muốn ghi vội lấy cho được, chưa ai đứng lùi ra xa để cho đời sống thấm vào mình. Trong Tập văn cách mạng và kháng chiến, cả ngòi bút viết truyện nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, như Ngô Tất Tố cũng xuất hiện như những người viết ký, cho in những Người lính, Buổi chợ trung du, v.v. Hèn nào mà hai mươi năm sau, dòng ký trong truyện ngắn lại trở lại chi phối mạnh mẽ, như sau này chúng ta sẽ nói.
Riêng trường hợp Đôi mắt, thì trên cơ sở một tình huống có thực trong cuộc đời, Nam Cao lại có được một thiên truyện có ý nghĩa khái quát khá sâu sắc. Như người ta thường phân chia, truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng có một dòng viết về nông dân, một dòng khác viết về cuộc đời những người tiểu tư sản, mỗi truyện là một mảnh đời quanh quẩn của con người muốn thay đổi, nhưng hoàn cảnh không thay đổi, hoặc chính mình cũng không đủ sức mà thay đổi gì nữa. Thành thử, tuy cố đẩy các tình huống trong truyện lên thành những sự kiện có ý nghĩa nhưng không nổi, cái sự kiện chính vẫn là toàn bộ cuộc đời kéo dài ra, vớ vẩn nhạt nhẽo một cách rất gay gắt. Đứng trên phương diện đó mà xét, thì Đôi mắt là một đổi mới, Nam Cao không còn nói về ngưng đọng mà đã nói về đổi thay, phần kết thúc truyện ngắn không phải là trở về với điểm xuất phát ban đầu nữa, mà đã mở ra một hướng khác. Nhân vật chính trong Đôi mắt giờ đây cả quyết tin tưởng ở cái hướng đi của mình, tin tưởng ở cuộc đời, làm sao mà những Thứ, những Điền của anh hôm qua có thể có một nỗi lòng thanh thản như vậy được? Mà do nhân vật thanh thản, câu chuyện cũng trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn, đoạn kết Đôi mắt tưởng như bỏ ngỏ mà hướng đi đã rất rõ. Bảo rằng Tiếng nói, Một lần tới thủ đô gần tiểu luận, có thể có người còn e ngại về chính cái chất truyện ngắn của các tác phẩm đó ra sao? Nay Đôi mắt với nhân vật sắc nét, cá tính mạnh mẽ, mà cái phần riết róng về tư tưởng vẫn rõ đã là một bằng chứng đáng tin cậy hơn về chất tiểu luận có thể có trong một truyện ngắn.
Tuy không có những đổi mới về nghệ thuật viết truyện như Đôi mắt nhưng Làng của Kim Lân lại trội hơn hẳn về bề dày đời sống và cái phần dựng tạo không khí trong việc diễn tả quá trình cách mạng và kháng chiến đến với đời sống mỗi người bình thường. Không dễ có nhiều truyện ngắn đạt đến một trình độ nhuần nhuyễn như thế.
Sau tập Núi Cứu quốc, phải tới Vợ chồng A Phủ, ngòi bút viết truyện ngắn của Tô Hoài mới có được cái lui tới thoải mái, như Trăng thề ngày nào. Về mặt dựng truyện, Vợ chồng A Phủ có chỗ khác các truyện ngắn trước kia là muốn men theo cả quá trình đổi thay, giác ngộ của con người.
"Đi" cải cách ruộng đất, Nguyễn Công Hoan có tập Nông dân và địa chủ trong đó xem cách viết của một truyện như Cây mít, thật khó lòng nhận ra ngòi bút của tác giả Kép Tư Bền… ngày nào. Bùi Hiển thì có tập Gặp gỡ, mực thước trung hậu. Bằng cách này hay cách khác, các nhà văn trước Cách mạng đều muốn thể nghiệm và thực sự chứng tỏ rằng ngòi bút viết truyện ngắn của mình đã "khác trước".

*
Trong khi điểm qua các truyện ngắn hồi kháng chiến, trên đây, chúng ta còn chưa kể tới Thư nhà. Đôi mắt, Làng, Hai con đò danh dự… là của các nhà văn chuyên nghiệp, khi Thư nhà ra đời, Hồ Phương còn là một người viết công tác ở một đơn vị chiến đấu, chỗ khác của Thư nhà là ở chỗ ấy. Vượt lên trên những ghi chép dang dở và những truyện ngắn còn sượng của các cây bút mới viết hồi đó, Thư nhà đứng tách ra một mình, bơ vơ. Song về mặt cách viết, Thư nhà gọn ghẽ, trong sáng, một thứ hình thức giọng điệu chứa được nhiều nội dung khác nhau, nhất là rất hợp với những xúc cảm vừa thiêng liêng, vừa trữ tình của những con người mới, lớn lên sau Cách mạng và trưởng thành trong kháng chiến. Chúng ta thường hay bàn về những vấn đề lớn lao trong văn chương mà không xem xét một cái gì cho kỹ một chút. Một Thư nhà chẳng hạn, có thể làm tài liệu để các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ cùng xem xét, tự thân nó không thật xuất sắc nhưng lại gồm chứa những khía cạnh tiêu biểu, làm nên một thứ nét mặt dễ gặp nhất, của văn xuôi chúng ta những năm gần đây.
Khoảng 1960 trở đi, Hồ Phương liên tiếp cho ra đời những Cỏ non, Xóm mới, Trên biển lớn, cách viết na ná như Thư nhà. Và theo chỗ tôi hiểu, nhiều truyện ngắn đăng rải rác trên báo chí của nhiều cây bút mới vào nghề khác, là gần gũi với Thư nhà ở cách nói, giọng điệu, cách khái quát đời sống, quá trình chuyển hoá tài liệu từ đời sống vào tác phẩm.
Bên cạnh Hồ Phương, và có những khía cạnh còn đi xa hơn Hồ Phương, những năm khoảng từ 1958-1963, hàng loạt cây bút viết truyện ngắn ra đời, mỗi người một vẻ. Vũ Tú Nam muốn tìm vào cái mạch truyện dân gian thơm thảo, giản dị, trong khi Nguyễn Quang Sáng không ngại những chuyện gay gắt, gay cấn. Cái hiện đại mà sắc sảo, cái hiện đại đến hơi buông thả trong cách viết truyện dựng truyện của Nguyễn Khải, lần đầu đọc Một cặp vợ chồng của anh, tôi hơi ngơ ngẩn sao truyện lại kết thúc lửng lơ như vậy, sau tôi mới hiểu chẳng qua mình quá quen với lối viết có đầu có đuôi, nên gặp cái gì khác lạ là sinh ra ngần ngại. Đối lập lại về mặt cách viết, là Nguyên Ngọc, nhà văn này trong sáng một cách rất cổ điển trong Rẻo cao; còn Nguyễn Ngọc Tấn thì lại chan hoà chữ tình với Trăng sáng, Đôi bạn. Làm cho ta biết rung động với những điều rất tinh tế, đó là Hải Hồ và Bùi Đức ái, Huy Phương và Nguyễn Thành Long. Từ một câu chuyện bình thường trong đời sống, nâng lên thành một điều suy nghĩ khá sâu xa về cái còn cái mất sau cuộc kháng chiến chống Pháp và những phục hưng của đất nước, đó là Những đứa con của Nguyễn Kiên. Sau này, dù có đọc những truyện ngắn viết kỹ hơn, hay hơn của anh, tôi vẫn không quên được Những đứa con. Còn Vũ Thị Thường, quả thật, Cái hom giỏ giờ đây không phải là truyện xuất sắc nhất của chị nữa, nhưng đó biết đâu lại là một điều may? Đặt bên cạnh cái trong sáng khúc chiết của người này, cái nhiều lời lắm ý của người khác, thấy văn xuôi Vũ Thị Thường đứng riêng ra một góc, đấy là tiếng nói một người phụ nữ nông thôn mới, chúng ta chưa từng nghe trong văn chương.
Tôi không thể kể hết những người viết truyện ngắn, những năm 1958-1963, mà có thể nói là tôi đã từng chịu ơn. Có những người như Bùi Hiển, đọc Nằm vạ từ trước, đọc sang Gặp gỡ thấy anh vẫn chắc tay, thời gian này còn được hai truyện ngắn mà tôi không bao giờ quên là ánh mắt và Một câu chuyện trong chiến tranh. Có những người như Xuân Cang, nhớ cả một giọng văn của tác giả Lên cao và nhớ một truyện tôi cho là hay nhất của anh: Chiến sĩ và cô em gái, v.v. Cái nhớ của người ta về một tác phẩm bao giờ cũng có yếu tố của chính mình, như một người đọc, một người thưởng thức, nên rất khó lòng coi là một cái gì nhất trí, không được bàn cãi nữa. Tôi chỉ muốn nói một điều, là có một hồi, khoảng 1958-1963, truyện ngắn từng là nơi để cho tất cả các cây bút sung sức nhất của chúng ta đến khoe sắc, mỗi tác giả gần như đều có một truyện ngắn hay, và do đó, làm năm 1961, Tuyển tập văn (in làm hai tập) lấy rất nhiều từ những truyện ngắn mới viết trong khoảng thời gian gần đấy, đã rất đa dạng. Rồi ra vượt lên trên cái cụ thể đó, vẫn thấy một cách cảm nhận đời sống chung, giữa các nhà văn, từ đó dẫn tới một giọng điệu chung của các tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ của chúng ta cái trong sáng, rõ ràng của tư tưởng: lối cảm thụ đời sống, nặng về trữ tình. Do chỗ chủ đề các truyện là những vấn đề lớn như sự thức tỉnh của con người, sự hồi sinh của đất nước, sự thắng lợi của chính nghĩa, v.v. nên truyện trong sáng, ánh lên một vẻ đẹp duy lý thường khi có đầu có đuôi, hiền hậu. Sức hấp dẫn chính của truyện ngắn chúng ta, chủ yếu là sức hấp dẫn của đời sống thực tế; vào khoảng những năm sau khi hoà bình lập lại, nửa đất nước miền Bắc hồi sinh sau chiến tranh, thơ truyện cũng được tiếp từ đó để khơi lên trên các trang sách cái không khí lâng lâng mơ mộng rất thanh xuân. Cho đến khi tiếng súng chống Mỹ nổ ra, dần dần những biến chuyển tiên tiến trong hoàn cảnh mới làm cho văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng đổi khác, những yếu tố manh nha trở thành cái dòng cái mạch chủ yếu.

*
Hình thành từ rất sớm bên cạnh phần thơ của Thanh Hải, Giang Nam, là những lá thư Từ tuyến đầu Tổ quốc, các tập Về làng của Phan Tứ, Sống như anh của Trần Đình Vân, văn xuôi giải phóng rõ ràng có bộ mặt riêng, sau này, đó cũng là những yếu tố đã chi phối hàng loạt tác giả: Trần Hiếu Minh và Anh Đức, Nguyễn Sáng và Lê Văn Thảo, Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi. Thực tế thật có sức mạnh ghê gớm, phần lớn các tác giả trên và nhiều tác giả khác đều trải qua những ngày ở miền Bắc, vậy mà khi vào vùng giải phóng, là họ viết khác đi, và đến nay, trong văn học, phần lớn đứng cái tên và mỗi người đã lấy, hồi ở Văn Nghệ Giải phóng.
Nếu những cây bút ở miền Bắc thâm nhập chiến trường là dòng chảy xuôi, thì có một dòng chảy ngược lại. Đó là ảnh hưởng lớn của truyện và ký ở các vùng giải phóng đối với văn xuôi miền Bắc từ sau 1964 trở đi. Có thể là do hoàn cảnh, khi tiếng súng đã nổ, thì văn chương ở đâu cũng vậy, nữa đây lại là văn chương của hai miền đất nước cùng một tư tưởng chỉ đạo.
Ký phát triển, trong một khái niệm ký, có thể thấy nhiều loại văn chương khác nhau, chỗ gần báo chí, "văn học báo cáo", chỗ nói rất nhiều cảm xúc của tác giả, nhưng tất cả đều dựa rất chắc trên một nền móng tư tưởng chung: tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Ký phát triển, trong khái niệm ký, đã bao gồm cả cách làm việc của các nhà văn, từ cách đi lấy tài liệu cho tới cấu trúc bài viết, những mở đầu và những cách kết luận được mọi người cho là hợp lý. Rồi từ những truyện ký chủ yếu viết về chiến đấu đó, thêm vào những sinh hoạt bình thường, một tí tình yêu chẳng hạn, chúng ta có những truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.
Tôi không nghĩ rằng có thể dễ dàng mà miêu tả được những đặc điểm văn xuôi giải phóng nói riêng, văn xuôi của cả nước trong những năm chiến tranh nói chung. Khối lượng tác phẩm nhiều người viết nhiều thể loại, ngoài những nhà văn cũ, còn rất nhiều nhà văn mới, trưởng thành từ những năm gần đây. Các thể tài văn xuôi lúc này lại phát triển chồng chéo. Chọn lọc từ vô số truyện ngắn rải rác loại đó, những Con chị Lộc (Anh Đức), Về làng (Phan Tứ), Chuyện xóm tôi (Nguyễn Thi), Mùa nấm tràm (Đinh Quang Nhã)… kết lại thành một cụm có sự nhất trí, nhưng lại có sự khác nhau, mà phải hợp cả lại, chúng ta mới hiểu được một vài điều cần thiết.
Khi giới thiệu Trần Đăng, nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: "Văn Trần Đăng, cũng như đời sống của anh, nhiều tính cách lý trí, một lý trí cố gắng sáng suốt, kiểm soát chặt chẽ mọi ý nghĩ và tình cảm, cân nhắc từng nhận xét nhỏ". Không biết có khiên cưỡng không, nếu coi đó là nhận xét chung về văn chương của ta, trong cái phần cơ bản của nó? Hồi sinh thời Trần Đăng, trong văn chương chưa có mấy chữ nửa ký nửa truyện, nhưng một cách gọi như thế, là vừa khít với tác phẩm của anh hồi trước, mà cũng là rất đúng để gọi cái dòng chủ yếu trong truyện ngắn những năm gần đây. Nguyễn Sáng viết mộc mạc dân gian, và Nguyễn Thi nhiều chỗ có phần khoa trương, cách điệu. Anh Đức cố tạo ra một thản nhiên khi kể lại một câu chuyện gay cấn, còn Phan Tứ thì gân guốc, xác thực như cầm sổ cầm bút bám theo từng chuyển biến của nhân vật…. Thiên biến vạn hoá vậy đấy, mà rút lại đọc tác phẩm của các anh, cũng như của nhiều anh em khác, luôn luôn có cảm tưởng chung: trong đời sống đã có một câu chuyện nào gần gần như vậy, với cách giải thích cũng đã được mọi người công nhận như vậy, các anh chỉ làm công việc sắp xếp lại. Y như ngày xưa, chúng ta đã có thể tìm tới từng đơn vị, từng con người, mà Trần Đăng đã viết vào truyện nọ truyện kia. Sau mấy chục năm, các ngòi bút thay đổi, đại thể có mềm mại hơn, uyển chuyển hơn, cái đó là lẽ tự nhiên, mà cái phần sáng suốt của lý trí thì vẫn lại là cái gốc, nằm ở bố cục câu chuyện, nhịp điệu câu văn, toát ra qua tác phẩm, trở thành một triết lý chính. Với sự phát triển hết sức rộng rãi của nó. Loại tác phẩm nửa truyện nửa ký và giàu tính cách lý trí vừa kể, đang làm nên khuôn mặt truyện ngắn hôm nay, và cả con đường phá triển của truyện ngắn trong những ngày tới. ý tôi muốn nói, những truyện vừa kể trên và những truyện gần gũi kiểu ấy, hợp lại đã tạo thành một dòng truyện ngắn chủ yếu, dựng tạo ảnh hưởng của mình trong toàn bộ sinh hoạt văn học nói chung. Một người như nhà văn Bùi Hiển chẳng hạn, tác giả của ánh mắt, Một câu chuyện trong chiến tranh hôm qua, nay trong hoàn cảnh mới, cho ra đời rất nhiều truyện ký, và cái truyện được tuyển vào 33 truyện ngắn chọn lọc lần này, cũng là có chất ký. Hoặc một Xuân Cang, với cái Đêm hồng tương tự, tất cả những điều ấy có lý do của nó. Đã bao nhiêu nhà văn trong chống Mỹ làm việc như Bùi Hiển, như Xuân Cang, tác phẩm không được tuyển, nhưng vẫn đứng đó, như kỷ niệm về những năm tháng không thể nào quên được.

*
Làm chứng cho sự phát triển truyện ngắn trong những năm chiến tranh bên cạnh cái dòng chủ yếu kể trên, còn có những truyện ngắn khác trên cơ sở sự nhất trí về tư tưởng lại theo những ngả lối khác đi về mặt bút pháp, làm cho bức tranh chung thêm màu sắc. Mùa cá bột của Đỗ Chu đưa vào đây là viết hồi 1963, từ ấy trở đi cho đến những năm 1967-1970, anh còn viết liền những Phù sa, Ráng đỏ, làm nên một mạch truyện trữ tình, nó như một thứ hồi quang của truyện ngắn của những năm 1964 trở về trước. Nói lên cái bỡ ngỡ của những ngày đầu chiến tranh, một thứ bỡ ngỡ đến lúng túng trước một vẻ đẹp kỳ lạ mà mỗi người chưa từng biết tới, đó là trường hợp Mảnh trăng cuối rừng. Nhận xét rằng nhiều truyện ngắn của chúng ta là giàu chất thơ, có lẽ còn là chung chung, rồi sẽ có lúc, chúng ta phải nói với nhau thật sòng phẳng, chất thơ là thế nào, chất thơ Việt Nam ra sao, từ đó, cách đánh giá về truyện ngắn cũng phải chăng hơn. Nội một điều, số cây bút truyện ngắn của chúng ta được mệnh danh là giàu chất thơ khá nhiều đã đáng để chúng ta suy nghĩ. Về mặt tư tưởng, giờ đây mỗi người viết đã có một cách nhìn nhận khác hẳn Thạch Lam, Đỗ Tốn (tác giả Hoa vông vang) trước kia, song về mặt cách viết, xin cho phép tôi được nói một cảm tưởng, những người viết theo lối Thạch Lam hiện nay thường thành công nhiều hơn là những lối viết khác, một Nguyễn Công Hoan, một Nam Cao. Một thứ truyện ngắn gần ký, và một thứ truyện ngắn gần thơ, đó là hai mạch chủ yếu của truyện ngắn chúng ta chăng? - Dĩ nhiên là nói một cách bao quát, bởi lẽ bên trong mỗi dòng như vậy, lại vô số cách viết khác nhau, và giữa hai dòng, còn không biết bao nhiêu là khu vực tiếp nối, đủ chỗ cho các cây bút khác nhau nhất phô diễn vẻ đẹp riêng của mình. Cuối cùng, cái phải tìm là một thứ mẫu số chung của cả truyện, ký, thơ, nói rộng ra có thể coi là những nguyên tắc chung chỉ đạo việc tổ chức hình thức trong các tác phẩm văn học nghệ thuật của chúng ta, có điều, hiện nay, nhiều người mới tìm cách cảm nhận trong tiềm thức và làm theo thói quen, bảo ban nhau theo lối truyền khẩu; công việc khái quát còn là phải đợi một thưòi gian nữa.
Tính cho chi ly, trong tuyển tập 33 truyện ngắn chọn lọc, các tác phẩm được chọn của các nhà văn quen thuộc bậc nhất của chúng ta, Nguyễn Đình Thi và Tô Hoài, Nguyễn Tuân và Kim Lân, Nguyễn Khải cũng như Nguyên Ngọc, rồi Nguyễn Văn Bổng, rồi Nguyễn Kiên, Hữu Mai và Hồ Phương, v.v. phần lớn là viết trước 1964. Lý do là thời gian gần đây, các anh xoay qua viết truyện dài, truyện vừa. Trong khoảng thời gian đó, có một số cây bút viết truyện ngắn nổi lên, như Đỗ Chu vừa nhắc, hoặc Triệu Bôn với Mầm sống, hoặc Lê Lựu với Người cầm súng, v.v Nhiều hơn những cây bút truyện ngắn khác, số trang viết và số đầu truyện khá dày dặn, một Ma Văn Kháng viết khá đều về miền núi, Lý Biên Cương và Tô Ngọc Hiến chuyên viết về công nhân, Tô Hải Vân muốn mang cái nhịp nghĩ của nhữn người trí thức mới vào văn xuôi, v.v. và v.v Giữa bao nhiêu người viết sàn sàn đều nhau, phải nhận một số tác giả trên có nổi lên ở khả năng làm việc sôi nổi, và ý hướng đi vào một cách viết khác, dù là hôm nay, những cái viết được còn là dở dang, chưa thực chín đến mức có thể chọn vào các tuyển tập. Nếu hỏi những năm gần đây, có ngòi bút nào mang lại đổi mới thực sự cho truyện ngắn, làm được một hai tập truyện cho chắc tay, thì còn chưa thấy. Thông thường có hiện tượng người viết truyện ngắn cố viết mươi truyện đăng báo giữ lấy một cái tên, để chuyển sang truyện dài. Trong dịp chờ đợi đó, một ít thay đổi trong cách nhìn, trong cách viết, hoặc là tuỳ tiện, mô phỏng ở đâu đó, mà không thực sự nảy sinh từ thực tế sáng tác, hoặc tự phát ngẫu nhiên, người ngoài đọc thấy lạ, nói ra, người viết mới biết, mà chưa phải là làm chủ được ngòi bút của mình, những đổi mới như vậy vận mệnh thường rất ngắn ngủi, lác đác mỗi chỗ một chút, mà chưa hình thành nên một cái gì. Rút cục, muốn hình dung một thứ nét mặt riêng của truyện ngắn sau cách mạng, vẫn là phải nhìn vào những tuyển tập nhiều người, mà chưa thấy đúc lại ở một hai ngòi bút nào thật xuất sắc.
Trong số những truyện có mặt trong 33 truyện ngắn chọn lọc được viết muộn nhất là Cái lạt, Lặng lẽ Sa Pa, và Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ. Đó cũng là một điều ngẫu nhiên hợp lý. Truyện sau là của Lê Văn Thảo, một cây bút chuyên viết truyện ngắn thuộc lực lượng văn nghệ giải phóng. Nguyễn Thành Long và Vũ Thị Thường thì lại còn gắn bó với truyện ngắn lâu hơn, chung thuỷ với thể tài này trên dưới hai chục năm nay, và về mặt nghề nghiệp, cũng tiêu biểu cho cách viết truyện ngắn của chúng ta hiện nay. Cả mấy truyện trên đều ra đời vào khoảng 1969-1970, hình như đó cũng là một cái mốc, đánh dấu sự phát triển của truyện ngắn trong một giai đoạn, và đòi hỏi rằng, phải có những đổi mới trong nội dung, để từ đó, có được những đổi mới về hình thức thể tài, trong giai đoạn tới, tức chính giai đoạn chúng ta đang sống.
6-1977

MỘT THỂ TÀI THÍCH HỢP VỚI THỜI CHIẾN

Một giao ước giữa người viết và người đọc
Trong cách đón nhận của những người đọc đối với các tác phẩm mới xuất bản ở ta hiện nay, có một hiện tượng mà mỗi chúng ta đã nhiều lần chứng kiến và dễ bỏ qua, nhưng thực ra, là một hiện tượng quan trọng, có liên quan nhiều mặt đến thực tế công tác sáng tác. Đó là việc người đọc hết sức chú ý đến những đề tài mà người viết nói tới. "Quyển sách viết về chuyện gì vậy? Không biết dạo này tác giả lại xoay sang đề tài nào đây?" Sẽ không rơi vào quá đáng, nếu nói những câu hỏi loại đó thường lặp đi lặp lại, với đa số các sách được đón nhận, nó như một thói quen, một thoả thuận ngầm, đã được mặc nhiên công nhận, giữa người viết và người đọc.
Có phải chúng ta chỉ có những người đọc quá dễ tính và vô trách nhiệm? Ngược lại mới đúng. Mấy chục năm sau Cách mạng, trong số những khẩu hiệu của Đảng đã biến thành hiện thực, có khẩu hiệu sau đây: Văn học nghệ thuật là sự nghiệp của quần chúng. Quần chúng tham gia sáng tác. Và trước khi đi vào thưởng thức, yêu mến các tác phẩm, lớp quần chúng được giác ngộ của chúng ta không quên theo dõi giúp đỡ văn học, trong đó, những yêu cầu tư tưởng chính trị được nêu lên hàng đầu. Viết cho ai, viết để làm gì, những câu hỏi ấy luôn luôn được mọi người đọc bình thường ghi nhớ như một thứ thước đo để kiểm tra và đánh giá tác phẩm. Tình cảm mến yêu không bao giờ lại không đi kèm với lý trí sắc bén.
Chính là nhờ sự giúp đỡ như vậy mà cả nền văn học bao giờ cũng thể hiện một sự nhất trí đến cao độ về phương hướng tư tưởng. Sự phong phú của các tác phẩm rút cục không chỉ quy vào sự phong phú của nội dung, mà còn ở sự nhiều vẻ của đề tài, sự đa dạng của phong cách biểu hiện. Giữa người đọc và người viết dần dần nảy sinh một sự tin cậy đúng đắn. Cầm lấy quyển sách trên tay, người đọc đã có thể tự nói với mình: Nhà văn sẽ cho mình biết thêm những vùng đất nào, những con người nào? Có thêm những sự kiện gì để củng cố những điều đã biết, và anh ta sẽ có cách nào nói mới?
Đứng trước những "đơn đặt hàng" hết sức chính đáng nói trên, cách trả lời tích cực nhất của văn học là tự nhào nặn mình cho hợp với yêu cầu, cho hợp với hoàn cảnh. Tự do tản mạn bấy lâu như một thói quen bám vào những người làm văn học cũ nay không có lý do gì tồn tại nữa. Có thể giúp thêm người đọc hiểu biết gì chăng? Câu trả lời rất cụ thể. Kết quả là có một nét dễ thấy: cái chất chung của nền văn học mới là khoẻ, chắc, bám rất sâu vào thực tế đời sống. Với đa số nhà văn, dần dần hình thành một sự phân công, mỗi người đi vào một loại đề tài, một miền đất, từ đó mà hình thành ra phong cách cá nhân, thói quen nghề nghiệp. Về mặt thể loại cụ thể mà nói, nhìn chung, không phải ngẫu nhiên, trong văn học ta, càng ngày thể ký sự càng phát triển, người viết khá đông, ký sự xâm nhập cả vào các thể loại khác, hiện ra ở đủ mọi dáng vẻ khác nhau nhất. Bởi ký sự có thể đáp ứng nhiều yêu cầu đặt ra trên đây. Ký sự là thể văn thích hợp với những người vừa có cơ sở quan niệm vững chắc, lại vừa đi nhiều, xông xáo, thích quan sát, ham hố hiểu biết. Trên phương hướng tư tưởng chung, ký có khả năng phát hiện được những cái mới trong đời sống, để thoả mãn những mong mỏi của người đọc về mặt nhận thức, tư liệu như trên đã nói. Nhất là ở một đất nước đang bắt đầu xây dựng, phát triển. Nhất là trong những năm chiến tranh, tiếng súng các mặt trận thu hút sự chú ý hàng vạn, hàng triệu người ở các làng xóm hậu phương.

Một ít thực tế lịch sử
Trước mặt tôi là tập Truyện ngắn Nam Cao in năm 1960. Bên cạnh Chí Phèo, Lão Hạc có cả Vài nét ghi nhanh qua vùng giải phóng, Đường Vô Nam… Nghĩa là, nói theo ngôn ngữ bây giờ, tập sách phải đặt tên là Truyện và ký Nam Cao mới đúng. Nhưng tôi muốn lưu ý một khía cạnh khác; Tác giả Sống mòn là một ngòi bút viết truyện ngắn và tiểu thuyết thuộc loại thành thục, trước 1945 thật khó quan niệm một người như anh lại đi viết những thứ ghi nhanh, phóng sự như vậy. Chỉ có cách mạng mới có sức huy động một ngòi bút vốn "hướng nội" sâu sắc, chuyên về phân tích nội tâm như Nam Cao trở nên "hướng ngoại", đi về những miền rất xa, gặp gỡ đủ mặt người rất lạ. Khởi nghĩa tháng Tám - mượn lời của nhà văn Nguyễn Đình Thi - như một lưỡi cày khổng lồ đào xới mảnh đất Việt Nam… Cách mạng không chỉ mở ra một khu vực mới cho sự sáng tác, thời đại cách mạng còn đòi hỏi một lối hoạt động nghề nghiệp khác, những cách viết khác. Nên chi, cũng như Nam Cao, chỉ sau cách mạng, bút ký ký sự mới trở thành một bộ phận quan trọng trong "văn nghiệp" của các nhà văn nhà thơ lớp trước: Tô Hoài và Bùi Hiển, Xuân Diệu và Chế Lan Viên v.v…
Từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp chúng ta đã có những cây bút viết ký nổi tiếng: Trần Đăng và Nguyễn Huy Tưởng. Một phần quan trọng những bài viết in trong Tập văn Cách mạng và Kháng chiến in năm 1950 ở Việt Bắc là ký và sau hoà bình lập lại, nương theo những chuyến tàu chở đồng bào tập kết, những trại di cư, hoặc một kế hoạch khôi phục kinh tế hoàn thành vượt mức, một khí thế lao động mới được phát động, vẫn liên tiếp có nhiều tập ký ra đời. Tuy nhiên đến tận hồi đó, hình như nhiều người vẫn chưa hình dung ra vai trò thật sự lớn lao của ký sự trong nền văn học mới. Năm 1960, một Tuyển tập văn gồm hai tập ra đời, số bài ký lèo tèo chưa đáng bao nhiêu. Năm 1967, với quy mô nhỏ hơn, và tính chất tương tự, tập sách mới được gọi đích danh là Truyện và Ký ba năm chống Mỹ, với tỷ lệ ký trội hẳn lên . Thời gian đã làm công việc xác nhận. Thời gian chỉ giúp chúng ta trở lại cái truyền thống đúng đắn trong lịch sử văn học dân tộc. Thử nhìn lại, chẳng phải những Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam chính quái, Vũ Trung tuỳ bút, Thượng kinh ký sự đều là ký? Bản thân một trong những đỉnh cao của nền văn học dân tộc, tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí sử dụng rất nhiều tài liệu có tính chất ký sự. Mượn một danh từ của khoa nghiên cứu lịch sử, có thể tìm thấy ở trong các tác phẩm này một tình trạng gọi là "Văn -sử bất phân", nhưng đó lại là một sự có thật: Trong cách cảm thụ về văn học của dân tộc cũng đã sẵn có cái lối bám vào các sự kiện đã xảy ra trong thực tế, rồi từ đó mà nhận xét, bình luận.
Nhưng như thế, chúng ta phải trở lại với câu hỏi: Thế nào là Ký? Ký của chúng ta hôm nay đại khái ra sao mà lại có khả năng vừa phát triển rất nhanh, vừa có sức xâm nhập vào các thể văn khác hết sức mạnh mẽ.

"Đúng, hệt, giản dị" và "dựa vào lý trí mà xây dựng"
Bên cạnh cái nhan đề Trận phố Ràng, Trần Đăng có chua thêm thời gian: 24, 25-6-49. ý tác giả muốn nói: các sự kiện trong bài bút ký chính xác đến từng ngày. Và các nhân vật được nói tới ở đây có người dùng tên thật, có người dùng tên tắt, nhưng người nào cũng được vẽ nên bởi những nét vẽ phác phân minh, sáng sủa. Tưởng như người viết đã viết bài ký ngay bên cạnh các sự kiện, khi anh miết ngòi bút trên trang giấy cũng là lúc những cán bộ, đội viên anh nói tới đang còn miết cò súng. Rất kịp thời, nhanh, mạnh, dứt khoát, có ý nghĩa tác chiến, đó là phong cách tác giả dùng để viết từ Trận phố Ràng đến Một cuộc chuẩn bị.
So với Trần Đăng, phong cách của Nguyễn Huy Tưởng trong Ký sự Cao Lạng có khác. Tập ký được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Tác giả vừa có mặt ở nhiều địa điểm trong nhiều thời gian ghi chép, vừa có con mắt lùi ra xa một chút, để tổ chứ các mảng lại thành từng từng lớp lớp mạch lạc, rõ ràng. Đặt bên cạnh cái chất hôi hổi đời sống trong văn Trần Đăng, văn Nguyễn Huy Tưởng hiện ra khoan thai, chững chạc. Lối viết ở đây tỏ ra muốn khách quan, công bằng, như thể một nhà chép sử.
Nếu không kể đến những thể tài khác cũng nằm trong thể ký, nhưng có phần đặc biệt và không phổ biến lắm, như tuỳ bút, bút ký chính luận (mà do phạm vi chật hẹp, bài này không đề cập tới), thì phải nói đa số các tập ký đã viết, tức cái dạng ký mà chúng ta khuyến khích mấy chục năm nay, đại để viết theo lối của Trần Đăng và Nguyễn Huy Tưởng. Như anh em một nhà hay Trường Sơn hùng tráng, Trong gió cát hay Cửu Long cuộn sóng, rồi Họ sống và chiến đấu, Dải đất hẹp, Bà mẹ cầm súng, mỗi tác phẩm đó một khác. Có người chỉ dùng bút pháp đặc tả. Có người dựng lên các nhân vật khá hoàn chỉnh. Có người đan vào nhiều ý nghĩ… Nếu như ở nước ngoài; người ta có thể chồng chất cả những thư từ, nhật ký, và đủ thứ tư liệu khác. Phương thức rất nhiều, liều lượng lại càng nhân tâm tuỳ thích, mỗi người mỗi tác phẩm một vẻ riêng. Nhưng tôi không muốn nói về cách làm việc cụ thể, mà chỉ xác định mục đích, nó cũng là quan niệm của người viết, và đây là chỗ nhất trí của các tác phẩm trên: Hình như ở đây, cái quan trọng không phải là những điều nhà văn cảm nhận, suy xét, đánh giá, mà là chính đối tượng, được nói tới. Trong phương hướng tư tưởng đã nhất trí giữa người đọc và người viết, anh muốn dùng mọi cách cốt sao cho người đọc hiểu thêm được chính đối tượng được nói tới, đó là mục đích. Có dùng thủ pháp nọ hay thủ pháp kia thì cũng là để cho hợp với sở trường, sở đoản của từng ngòi bút, còn trong cái thế đứng của người viết ở đây, có một vẻ gì như là rất khiêm tốn, rất bình dị: chỉ có ghi chép và nhận xét. Như Trần Đăng đã ghi vào sổ tay: "hãy làm nhiều Croquis cho thật đúng, hệt, giản dị, thành thực và thật". Như lời Nguyễn Đình Thi nói về tác giả Trận phố Ràng: "Trần Đăng không muốn thêm gì vào thực tại vì anh biết cái thực tại mà anh đang theo đuổi là đời sống kháng chiến, là những con người mới anh dũng, lành mạnh, là quần chúng chiến đấu và lao động đang đi lên. Văn Trần Đăng cũng như đời sống của anh, dựa vào lý trí để xây dựng, một lý trí cố gắng sáng suốt kiểm soát chặt chẽ mọi ý nghĩ và tình cảm…" Một người tự nói, một người bổ sung, cả hai nhận xét trên phối hợp lại đã nêu được những đặc điểm chủ yếu của ký. Sau khi đã xác định một địa điểm thật, con người thật (ở tiểu thuyết, đôi khi cũng mượn những đối tượng cụ thể để từ đó nêu lên một vấn đề khái quát, nhưng chỉ là trường hợp ngoại lệ; ở ký yêu cầu đặt ra nghiêm ngặt hơn), sau khi chọn được đối tượng như vậy, điều quan trọng là cái cách xử sự của người viết văn. Cái chữ thực của Trần Đăng phải được hiểu như Nguyễn Đình Thi đã hiểu: lý do của cái thực đó là một tình cảm trân trọng, một tình yêu sâu sắc với đối tượng, đến mức cảm thấy chỉ thế là đủ, không cần thêm gì vào nữa. Và để làm được như vậy, sự kiểm soát của lý trí đối với suy nghĩ và tình cảm phải chặt chẽ như một kỷ luật, đặng làm một thứ hàng rào ngăn cách những "cái xác chủ quan" - chữ của Trần Đăng - tức những phần riêng tư của người viết lên lời vào tác phẩm. Thế nào là ký, ký nên đi theo hướng nào, cái nút của bấy nhiêu vấn đề hình như rút lại ở đó. Sự thực trước đã, sự thực như người đọc muốn hiểu, như người viết và người đọc đã từng nhất trí, chỉ sự thực ấy thôi, không thêm thắt gì vào nữa! Cố nhiên khi đã trong vòng kiểm soát của lý trí chặt chẽ rồi thì cái mà bây giờ ta hay gọi là cái phía trữ tình chủ quan của người viết, cùng là các mặt thư pháp, vẫn tha hồ phát triển, và cần phát triển để tác phẩm trở nên đa dạng… Nhất định phải là như thế; đứng trước đối tượng, cái quyền người viết được lên tiếng ca ngợi, với những nhận xét ý nhị những lời bình tán duyên dáng, làm sao cái phần chủ quan đáng quý đó lại có thể bị hạn chế một cách vô lý. Cái chính là sự trung thành với hiện thực cần được ca ngợi, và nó nằm trong cái hồn bài văn, không khí tác phẩm, cái đó phải dứt khoát - còn ngoài ra thì tha hồ, càng nói được hay được giỏi về đối tượng càng tốt. Bấy lâu nay, những quyển ký được nhắc nhở tới nhiều hơn cả của chúng ta là gì nếu không phải là những tác phẩm, trong khi rất dứt khoát về quan niệm, về cách nhìn, vẫn tìm được cách khéo léo nhất để diễn tả, khiến người đọc thêm nhiều hiểu biết về đối tượng được nói tới. Rất nhiều sáng kiến được dịp nẩy nở…

Sự xâm nhập vào tiểu thuyết
ở phàn cuối bài viết về Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi có tỏ ý tin nếu còn sống, tác giả Trận phố Ràng sẽ là một nhà tiểu thuyết lớn. Theo cách giải thích của người viết lời tựa, những mảng phác thảo của Trần Đăng sau này sẽ trở thành nguyên liệu để tác giả dàn dựng lại thành tác phẩm. Nguyễn Đình Thi đã lấy mình mà hiểu bạn: cuốn tiểu thuyết Xung kích của anh là thoát thai tử một tập ký với cái nhan đề Vĩnh Yên tường thuật. Và không chỉ có hai nhà văn ấy: khá nhiều cây bút của chúng ta hôm nay xông xáo khắp các mặt trận, cần mẫn, chịu khó, đều là đã sẵn một tâm sự chôn chặt đáy lòng: sẽ có ngày viết tiểu thuyết lớn. Lòng tin ban đầu dần dần biến thành một sự thách thức: phải sống, phải viết.
Không thể nói rằng ai cũng làm vậy. Không thiếu gì những người viết vào nghề với những tập truyện ngắn và có khi cả những tập tiểu thuyết chắc tay. Dẫu sao, đi theo hướng nào thì mọi con đường đều dẫn đến tiểu thuyết, cái thể loại hiện được coi là tập đại thành để miêu tả hiện thực đời sống Tiểu thuyết… cả người đọc lẫn ngươi viết đều đợi, đều tin, đối chiếu với lý thuyết cũng thấy đúng. Nhưng, bắt đầu từ ký sự mà lên, thì rồi tiểu thuyết làm sao thoát khỏi ảnh hưởng của ký, nhất là, cái chất ký sự kiểu Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng ở trên vừa nói. Đó cũng là cái chất ký sự hiện đang làm nên bộ mặt và nhất là làm nên bề dày nhiều cuốn sách ta có trong tay.
Tiểu thuyết còn nhiều chất ký sự ở chỗ nào? Dù là thu góp được nhiều mảng sống phong phú, cùng là dựng lên cả những tính cách khá hoàn chỉnh, điều quan trọng là trong một số tập sách mới đây, đời sống hiện thực vẫn bước vào tác phẩm qua cách nhìn của người viết ký, và nhiều mảng trong tác phẩm chẳng qua là những đoạn ký được bổ sung, được hoàn thiện. Cũng như trong ký sự, ở đây các "sự kiện" các tính cách là những đối tượng mà tác giả nói tới, tác giả tìm đủ mọi cách để hiểu và biểu hiện cho đúng với thực tế. Vào trong tiểu thuyết, nhưng hình như các sự kiện, các tính cách đó vẫn tự lên tiếng là chính; sức khái quát của con người, sự kiện nếu có, phần lớn, do bản thân nó hình thành, tức cái sức khái quát của sự vật điển hình trong thực tế, hoặc người đọc theo lô gích mà suy ra, hơn là do tác giả tổ chức, lo liệu theo ý mình. Phần riêng tư của người viết ở đây nhất định là phải rõ hơn ở đâu hết nhưng cuối cùng thì cũng như trong ký, chủ yếu là ở chỗ tác giả cảm thụ các sự kiện, các tính cách, và tô điểm cho nó thêm phần đẹp đẽ, thế thôi. Dù có thay hình đổi dạng đến đâu, các tác phẩm trên vẫn có một cốt cách ký sự rất vững chắc, nó ăn vào từ không khí, cho đến bút pháp dọng điệu tác giả. Nói đây không phải là tiểu thuyết cũng không đúng, nhưng rõ ràng, nó là một loại tiểu thuyết đặc biệt, mà khi phát triển quy mô, sẽ trở thành những sử thi với bề rộng và bề sâu hiện thực được triển khai hết sức rộng rãi, giúp cho người đọc nắm bắt được nhiều tư liệu khách quan. Một cuộc phiêu lưu rất định hướng. Một sự phối hợp chặt chẽ giữa khao khát hiểu biết với một phương hướng tư tưởng kiên định, dứt khoát. Có cả sự phóng khoáng rộng rãi, lẫn sự chính xác tới từng chi tiết… Cứ thế, ký sự như một xu hướng lướt đi mạnh mẽ, không gì cưỡng lại nổi.
Trong mối quan hệ giữa ký sự và tiểu thuyết, dĩ nhiên, còn có xu hướng ngược lại, chẳng hạn, một ít ảnh hưởng của tiểu thuyết tràn tới, khiến các ký sự trở nên nhiều vẻ hơn. Đây đó, ta thấy những ký sự chạm trổ khá kỹ một ít nhân vật, hoặc đồng thời đưa ra khá nhiều mảng đời sống. Sản phẩm của sự xâm nhập ngược này là những tác phẩm "hai mang", được mệnh danh là "truyện ký", già ký non truyện, hiện nay thấy rất phổ biến. Nhưng nếu ở những tiểu thuyết chính sống kia, dẫu vết ký sự còn dày đậm, thì ở thứ truyện - ký sự đang nói tới đây, phần ký sự thực sự - trong quan niệm của người viết - chắc đã là phần lõi ruột bên trong, một vài cách trang điểm thêm bên ngoài, phỏng có gì đáng kể?

Thể loại đầy sức sống và những ưu thế của nó
Trong khi đi tìm một cách hiểu phải chăng về thể ký, chúng ta đã nhiều lần men theo cái ranh giới cheo leo giữa ký và tiểu thuyết, một thứ ranh giới vốn rất mập mờ, khó phân biệt trong lý lẽ và nhiều khi, chỉ có cách dẫn chứng qua tác phẩm cụ thể. Ví như trường hợp Truyện Kiều chẳng hạn. Theo chỗ tôi hiểu đây là một tiểu thuyết mẫu mực, hoàn toàn chín đẹp về mặt thể loại. Các nhân vật với những đường viền rất lung linh, vậy mà có sức khái quát tới mức bao người đời sau còn thấy đồng cảm; mọi chuyện nói tới được gọi rõ ràng là nằm trong một thứ năm Gia Tĩnh nhà Minh nào đó, mà hình như chẳng ai cần nhớ, người đọc chỉ thấy cuộc sống ở đây đã vượt ra ngoài một thời điểm cũng như một không gian cụ thể, để lại một ấn tượng chung về cuộc đời, trong cách hiểu riêng của tác giả Truyện Kiều. Trong lúc chưa định nghĩa được thế nào là tiểu thuyết, hãy lấy tác phẩm của Nguyễn Du làm một ví dụ: có lẽ không có gì cường điệu nếu nó có thể bắt gặp trong Truyện Kiều cái không khí của các tiểu thuyết hiện đại đây đó được coi là có giá trị. Nhưng cho đến nay, thì cái mặt tiểu thuyết của Kiều rất ít được khai thác đầy đủ: cho đến nay, Kiều thường vẫn chỉ nổi nên với nhiều câu thơ cụ thể, hợp thành một tập thơ có giá trị mà thôi… Trong cái thiết sót chung của công tác nghiên cứu văn học cổ điển, một vấn đề lý luận như tiểu thuyết và ký sự cũng hoá chịu thiệt thòi, chưa minh xác ngay được. Cố nhiên, vẫn bằng vào tác phẩm cụ thể, nếu một Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng bằng rất nhiều mảng có vẻ ký sự lịch sử mà trên thực tế, vẫn được công nhận là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, thì ta có thể yên tâm. Ranh giới về thể loại vẫn khá rõ ràng. Cùng với Kiều, nhất là lại xuất hiện gần như cùng một thời đại với Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí đứng đó, như một cái mốc khá quan trọng về thể loại. Một cuốn tiểu thuyết cùng cỡ như vậy của nền văn học mới sẽ có bộ mặt ra sao, và đóng góp thêm vào cái gì cho truyền thống tiểu thuyết dân tộc. Ai mà biết rõ?
Nhưng giờ đây, vẫn đang cần thiết chú ý đúng mức tới ký. Tuy chưa có một tác phẩm nào thật xuất sắc, nhưng các tập ký và nói chung là những tác phẩm gần với ký vẫn ồ ạt phát triển, làm nên bộ mặt riêng của văn học sau cách mạng, và đó là một trong những điều đáng tự hào nhất của nó. Ba chục năm qua khi được cổ vũ sôi nổi, khi chỉ lặng lẽ một mình với mình, song lúc nào ký cũng cần mẫn đóng góp, dần đã khẳng định vị trí và phát triển ảnh hưởng của mình trong đội ngũ các thể loại văn học. Những người mới viết ký, những cây bút cũ viết ký, ký len vào tiểu thuyết, len vào thơ, len vào kịch. Vì sao vậy? Vì những ưu thế không gì thay thế được của nó. Ký gánh vác biết bao nhiêu công việc âm thầm, ký không quản những yêu cầu mà công tác tuyên truyền động viên thường xuyên đặt ra với những người viết. Đảm nhận những mũi xung kích. Mở những đợt tiến công khá quy mô. Và có thể làm thật đúng thời hạn quy định, nghĩa là rất nhanh nhạy, rất kịp thời - ký là như vậy, ký tháo vát, tỉ mỉ, mà lại khoẻ, sức lực, xốc vác. ở mọi đức tính của mình, ký thật thích hợp với thời đại của chúng ta, thời đại của biết bao kỳ tích, thời đại ra khỏi ngõ gặp anh hùng. Sau khi đã có lịch sử, không gì hơn là vận dụng ký để ghi chép lịch sử, và làm cho người ta rung động theo lịch sử mà lại yên tâm, vững dạ; ký làm được cả. Qua bàn tay biến cải của chúng ta, ký đã mang rất nhiều đặc điểm của xã hội mới cũng như những đặc điểm của con người mới mà cuộc cách mạng 30 năm qua đào tạo.
Cuối cùng, về phía từng người viết một đứng trong đội ngũ hoặc trực tiếp viết ký, hoặc có được cách làm việc của ký, những người viết mới được rèn luyện về bao nhiêu phương diện, từ tác phong làm việc đến quan niệm về văn học và ý thức văn học phục vụ đời sống. Nếu đây đó, không khỏi có lúc hư cấu đã trở nên một cái mộc cho một số người viết lười biếng núp bóng, tô tô vẽ vẽ… thì bao giờ ký cũng buộc người viết làm việc một cách trực tiếp, như một chiến sĩ có ý thức tổ chức một người lao động có kỹ thuật. Về mặt văn phong, trong cái đa dạng của bút ký ký sự, vẫn có cái chung này: cái chất khoẻ, chân chất của ngòi bút. Cái sức động, sôi nổi của câu văn nhịp văn. Cái đanh, khoẻ, tiết kiệm lời chữ. Những ngòi bút vừa viết vừa làm dáng, những lối viết (trước hết là do lối nghĩ) nặn nọt, giả tạo, những cây bút ấy làm sao viết được ký sự. Văn chương thổ mộc, khoẻ, chân chất cũng có thê là thứ văn chương có tính văn học cao, hơn thế nữa, là một con đường đòi hỏi người ta rất nhiều dũng cảm mới dám lựa chọn.

TỪ THIÊN KIẾN TUỲ TIỆN TRONG TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI ĐẾN DỄ DÃI VÀ “VƠ VÀO “ KHI NÓI VỀ MÌNH.

Đặc trưng văn hoá Việt Nam ; bản sắc văn hoá Việt Nam trong sự so sánh với các nền văn hoá khác … đó là những chủ đề mà lâu nay báo chí của ta nhiều lần đề cập tới. Gần đây nhất, có bài viết Văn hoá Việt nam thiết tha với cuộc sống con người của Phan Ngọc, in trên Văn nghệ trẻ số 4 ra ngay 23-1-05, được nhiều người tìm đọc. Dưới đây, từ bài viết ấy, chúng tôi có liên hệ lại cả mấy nhận xét tạt ngang trong một bài “trả lời phỏng vấn “ của nhà văn Nguyên Ngọc từng in trên báo Người Hà Nội từ 2002 để tìm hiểu một cách nghĩ về văn hoá phổ biến ở nhiều người chúng ta hiện nay, nhân đó mạnh dạn nêu ra một vài ý kiến riêng để các đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc cùng thẩm định.

Về một nhận định chung đối với văn hoá Trung Hoa
Phải nhận là hiếm thấy ai biết kể về văn hoá Trung Hoa hay và lạ như Phan Ngọc. Tự nó, những sự kiện mà ông kể lại có thể đưa người ta đến những kết luận lý thú. Tiếc rằng ông lại tìm cách khuôn nó vào những khái quát rất khó chấp nhận.
Trước hết về một nhận thức tổng thể. Không chỉ trong bài viết trên, mà trong nhiều trường hợp khác ( tập trung nhất là trong cuốn Bản sắc văn hoá Việt Nam mà bài viết Văn hoá Việt nam thiết tha với cuộc sống con người chỉ là một chương nhỏ ), Phan Ngọc nói đi nói lại rằng văn hoá Trung Hoa như một nền văn hoá lạnh lẽo, cực đoan, duy lý, thậm chí dị hợm, tàn nhẫn, xa lạ với nhân tính thông thường. Trong phạm vi đọc được của mình,tôi cho rằng đây là một khái quát thiên kiến, tuỳ tiện, nó chống lại ngay chính các dẫn liệu của ông, chứ đừng nói là xa lạ với nhận thức chung của khoa nghiên cứu về Trung Hoa trên thế giới hiện nay. Để thái độ cần có sang một bên, hãy chỉ nói về nhận thức, -- với tôi, văn hoá Trung Hoa là một trong những nền văn hoá có sự phát triển đầy đặn, rực rỡ bậc nhất. Đây là một trong những trường hợp điển hình mà từ đó người ta có thể hình dung ra thế nào là văn hoá với nghĩa cao đẹp nhất của khái niệm. Đây cũng là một trong những nền văn hoá đã hiện thực hoá được hầu hết những tiềm năng của con người, do đó đạt tới tính phổ biến mà mọi con người có thể tới soi mình và tìm thấy bản thân trong đó ( về các kết luận này, nếu cần, tôi xin được phép chứng minh trong một bài khác ).
Các nhà tâm lý học đưa ra một dẫn chứng khi nhìn người ngoại quốc đi lại ngoài đường, thoạt đầu trẻ con ( nước nào cũng vậy ) chỉ thấy họ khác mình sau mới thấy họ giống mình. Nhận thức về Trung Hoa không phải là ngoại lệ. Lược lại quá trình nhận thức của thế giới về Trung Hoa là chuyện quá lớn. Nhưng theo chỗ tôi biết, lối nhấn mạnh những chỗ khác người của văn hoá Trung Hoa, xem nó như cực đoan, lập dị là một nhận thức cũ của châu Âu ; còn nhìn chung, ngày nay, người ta có xu hướng khác. Một nhà văn nổi tiếng như Pearl Buck sở dĩ được Nobel vì cho người ta thấy rằng thực ra Trung Hoa chẳng khác gì thế giới, là một biến thể (variant ) của văn hoá thế giới, mà châu Âu là một biến thể khác, thế thôi.
Vả chăng bản thân sự kỳ dị hiện nay không còn có nghĩa xấu. Nhìn kỹ thì cái gì cũng trở thành kỳ dị. Bởi nói như các nhà vật lý, nay là lúc cái kỳ dị trở thành cái phổ biến. Vậy thì nói một nền văn hoá kỳ dị, cực đoan, là chưa nói gì cả.
Kể ra đi vào cụ thể, còn nhiều điều có thể bàn thêm. Ví dụ Phan Ngọc bảo rằng nước Trung Hoa thống nhất bởi chữ viết chứ không phải vì văn hoá và kinh tế. Tôi muốn hỏi lại, thế ra chữ viết không phải là bộ phận của văn hoá hay sao? Mà cả kinh tế, sự phát đạt của kinh tế một nước và cả tư duy con người khi làm kinh tế nữa, chẳng phải cũng là bằng chứng cho thấy sự phát triển văn hoá của nước đó đấy sao ?

Về kiểu lập luận của Phan Ngọc
Trong khuôn khổ bằng bằng nhợt nhạt của đời sống học thuật Hà Nội hiện nay, ông Phan Ngọc nổi lên như một hiện tượng chói sáng hiếm hoi : riêng việc ông cùng lúc thành thạo cả tiếng Pháp tiếng Anh lẫn tiếng Hán đã là một thứ bảo đảm bằng vàng. Những kiến thức mà ông trình bày trong các bài viết bắt nguồn từ sức đọc ghê gớm của ông, bởi vậy trong hoàn cảnh không có các ngoại ngữ phương tây và ít đọc như đám chúng sinh bọn tôi, quả thật nghe đã thấy sợ.Tuy nhiên nghĩ kỹ thì thấy ở bất cứ ai, sự phong phú của kiến thức chỉ mới là những điều kiện để có kết luận chính xác chứ không nhất thiết bảo đảm rằng những điều người ta nói ra là chân lý. Tức một người có thể đọc được rất nhiều, song nếu đi theo những định hướng lầm lẫn thì vẫn chỉ dẫn tới những kết luận sai lạc.
Ngoài sách vở, Phan Ngọc còn rất mạnh ở những kinh nghiệm riêng. Đó là một thứ vũ khí lợi hại mà đám đông chúng tôi hiện nay, những cây bút èo uột “ chân không tới đất cật không đến trời “, vừa quan liêu hời hợt vừa kinh viện nửa mùa, có nằm mơ cũng không có nổi. Ông lại tỏ ra hết sức Việt Nam ở chỗ có ý viết thế nào để gợi cho người ta cảm tưởng hoàn toàn tự do trong phát biểu của mình. Tạm cho là thế đi, nhưng không phải cái gì được viết bằng kinh nghiệm riêng và bằng sự chân thành của tác giả, thì tất yếu là không ai có quyền cãi lại. Thậm chí có những khi người viết xuất phát từ động cơ rất chân thành mà kết luận đưa ra vẫn giả tạo như thường. Nói như Juan Carlos Onetti, một nhà văn Mỹ la tinh hiện đại,“có nhiều cách nói dối, nhưng cách tởm lợm nhất là cách làm ra vẻ chỉ nói sự thật, thậm chí dám tuyên bố là nói toàn bộ sự thật về sự vật, song lại che giấu cái hồn cốt sâu xa của nó”. Tôi không rõ trong các nhận xét của mình về Trung Hoa, đâu là chỗ Phan Ngọc cố tình che giấu, đâu là chỗ ông chỉ biết đến thế, chỉ có điều cảm thấy sự thật không phải như ông đã viết. Lâu nay, lối viết kết hợp cả kiến thức lẫn kinh nghiệm theo một cách đầy ma thuật ( mượn lại chữ của Phan Ngọc ) hoặc mang yếu tố yêu pháp ( chữ của một bạn đọc khác ) ở tác giả Bản sắc văn hoá Việt Nam đã trở thành một thứ bản năng tự nhiên. Với nó, ông tha hồ tung hoành, có cảm tưởng là khi viết được như vậy ông đã rất sướng mà người đọc cũng rất sướng, chỉ đến lúc tỉnh táo trở lại mới thấy cứ miên man theo lối viết có phần ma mị ấy thì chết ! Nói thế bởi, theo sự quan sát của tôi, lối viết ấy đang gây tác hại ngay với chủ nhân : nó khuyến khích ông thêm tự tin trong sự tuỳ tiện và áp đặt. Người Việt từ giữa thế kỷ XIX từng truyền tụng câu “ Văn như Siêu quát vô Tiền Hán -- Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường “. Trong bài Khái luận về văn chương chữ Hán ở nước ta đăng trong Tao đàn 1939, Phan Khôi đã mang câu đó ra phân tích. Đến lượt Phan Ngọc trong chương III cuốn sách của mình, ông cũng nhắc tới, nhưng bảo đó “ là của một người Trung quốc nói, người Việt Nam không dám nói liều như thế “( tr 127, bản của NXB Văn hoá Thông tin ). Lối viết bình thản như là nhân tiện mà đưa ra mà nhắc lại, song với người đọc, nó hiệu qủa lắm, nó truyền cho người ta niềm tin rằng sự xác định của người viết ( ông Phan Ngọc ) là một sự thật hiển nhiên, không cần chứng minh, hoặc nêu xuất xứ. Sự thực là ngược lại. Giả sử có một người Tàu cụ thể nào đó nói thế ( nói giả sử cho hết lẽ, thật ra dù là chỉ một người thôi, tôi vẫn không tin ), thì chắc chắn đó vẫn không phải là lối nghĩ chung của nhiều người Tàu. Mà nó mang nhãn hiệu Việt Nam 100%.

Một cách nhìn nhận về văn hoá
Trung Hoa cần phải thay đổi
Người ta thường nói chính những hàng xóm với nhau lại không hiểu nhau. Nhận thức của nhiều người chúng ta về Trung Hoa đang trong tình trạng như vậy. Trong những thiên kiến tuỳ tiện trên đây, ông Phan Ngọc không cô đơn. Nhiều người đang nghĩ như ông. Xin dẫn ra một bài thơ được in trong tuyển thơ Việt nam 1975-2000 :

NGUYỄN DU
Đến đâu con cũng gặp Người
Xin dâng chén rượu giữa trời Trung Hoa
Hạc Vàng một bóng lầu xa
Hồ Nam úa ráng chiều tà hanh heo
Tiệc to thường ở nơi nghèo
Đồng ngô khô xác mái lều gió lay
Người xưa đi xứ qua đây
Bùn lưng bụng ngựa sông đầy thuyền trôi
Cỏ cây thành luỹ khác rồi
Hoàng Hà đã cạn thơ Người vẫn sâu
Thời nào thì cũng như nhau
Nỗi buồn ly biệt, nỗi đau dối lừa
Tiền Đường sầm sập đêm mưa
Nước âm u chảy như chưa vớt Kiều
Nghiệp Thành còn tiếng quạ kêu
Lâm Truy bến cũ cầu treo rực đèn
Sắc tài chi để trời ghen
Người đâu phải nước đánh phèn cho trong
Cõi đời đâu cũng long đong
Văn chương bạc phận má hồng vô duyên
Bời bời những cuộc đỏ đen
Chính trường sấp mặt đồng tiền xoay ngang
Đặt chân lên đỉnh Thiên Đàn
Bốn bề mây trắng thu vàng lá rơi
Bâng khuâng con lại thấy Người
Vái Người, con đứng ngang trời Trung Hoa …
( các câu gạch dưới là do VTN nhấn mạnh )
Tôi thường đọc lại những bài thơ loại này, để tự răn mình rằng cho đến ngày hôm nay cách nghĩ dân gian Trạng Quỳnh Trạng Lợn vẫn đang được duy trì và tái sinh nguyên vẹn trong nhiều người chúng ta. Đọc riêng một câu Đặt chân lên đỉnh Thiên Đàn ( có kèm theo lời chú “Nơi các hoàng đế Trung Hoa tế trời “ ) đã thấy kinh sợ. Sao chúng ta có thể cho phép mình viết liều như vậy nhỉ ? Mà không chỉ đối với Thiên Đàn, với Trung Hoa nói chung cũng vậy --- xin nhắc lại đây tôi không bàn về đối sách nên có giữa các quốc gia, mà chỉ bàn về nhận thức : Lẽ nào trước những vấn đề có ý nghĩa lớn như thế, ta có quyền nói quấy nói quá thế nào cũng được ?

Một lối so sánh không đàng hoàng
Tuy bỏ ra rất nhiều giấy mực để viết về văn hoá Trung Hoa, song cái đích của Phan Ngọc trong bài viết trên là để nóí về văn hoá Việt Nam. Họ cực đoan tức là ta chừng mực, họ dị hình dị dạng tức là ta duyên dáng đáng yêu, họ quyết liệt sát phạt nhau tức là ta bao dung nhân ái.
Dù biết rằng đây là một cách đang được nhiều người sử dụng, cách đây nhiều thế kỷ các nhà nho xưa ở ta đã có sử dụng, tôi vẫn muốn nói đó là một cách làm không nghiêm chỉnh không đàng hoàng và trước tiên không đúng.
Có thật như Phan Ngọc khái quát, văn hoá Việt Nam “ theo phương châm làm nhỏ nhưng chu đáo cẩn thận “ hoặc “ đi vào cái nên thơ bình dị, nhưng tha thiết với cuộc sống con người “ ?.
Để trả lời câu hỏi này, học theo Phan Ngọc, tôi muốn bắt đầu từ một việc cụ thể. Tết Ất Dậu vừa qua, như báo chí đã viết, Hà Nội mạnh về quất hơn về đào. Có mấy điều đáng nói liên quan tới những cây quất này. Một là mặc dầu nhà cửa của phần đông dân Hà Nội còn rất chật chội nhưng dân ta rất thích những cây quất to lù lù giữa nhà. Theo tôi, cái việc nhỏ này nằm trong một nét tâm lý phổ biến thời gian gần đây : Cái gì cũng muốn quá hơn mình có. Nói chữ tức là hiếu đại. Thứ hai, nhiều cây trông chín đẹp như vậy nhưng mua về một hai hôm là hỏng, quất rụng hết : dân trồng quất đã quét cho nó một lớp nước muối hoặc một dung dịch hoá chất nào đó để kịp bán trong mấy ngày tết. Thứ ba, trước những cái giả dối ấy, chúng ta thường xuê xoa cho nhau. Rồi lại tự khen như thế là thương người ( với tình thương ấy, rút cục người tốt người xấu cùng có quyền tồn tại và hoà cả làng ! ).
Kể lại chuyện này để thấy không thể nói một cách “ráo hoảnh” ( cho phép tôi được dùng một chữ của dân gian ) như Phan Ngọc được. Dù là trong nhà với nhau cũng nên dè dặt, nếu không ta sẽ rơi vào tự dối mình lúc nào không biết. Mỗi khi động chạm tới những vấn đề lớn lao này, tôi hay nhớ lại câu nói của Montesquieu do Ehrenburg dẫn lại và in trên bản tiếng Nga của tạp chí Những vấn đề văn học. Câu của Montesquieu như sau : “ Càng những gì liên quan đến Tổ quốc càng đòi hỏi chân thực. Mỗi công dân cần phải sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho Tổ quốc mình. Nhưng không ai được nhân danh Tổ quốc bắt họ dối trá “.

Liệu có thể nói là ta “ rất biết cách
quan hệ với văn hoá nước ngoài “ ?
Trong khi đi tìm bản sắc, một vấn đề nữa cũng đang nổi lên, là sự hiểu biết của Việt Nam ta về thế giới và cái cách ta tiếp nhận văn hoá nước ngoài. Chỉ có điều lạ là mặc dầu trong suy nghĩ, nhiều người bắt đầu cảm thấy rằng hình như ở đây dân mình có nhiều chỗ dở, song khi kết luận thường vẫn dừng lại ở những khái quát dễ dãi. Tôi nhớ trên báo Người Hà Nội số ra 6-4-02, nhà văn Nguyên Ngọc trong một bài trả lời phỏng vấn đã khái quát rằng quy luật của văn hoá là gìn giữ và tiếp nhận. Và ông quả quyết một cách hết sức đúng đắn rằng khi ta biết mở cửa biết tiếp nhận cái hay của văn hoá bên ngoài thì ta giữ được bản sắc, khi ta đóng cửa khép kín thì mất bản sắc. Thế nhưng tiếp đó ông lại bảo “ Dân tộc ta hiểu rất rõ quy luật này đã vận dụng hết sức sáng tạo “. Cuối cùng, ông chốt lại bằng nhận định “ Kiểu cách văn hoá Việt nam là gì ? Đó chính là khả năng tiếp nhận và tiêu hoá được tất cả những tinh hoa của nền văn hoá đến từ nơi khác, chắt lọc và hoà nhập vào cái của mình “. Đọc Nguyên Ngọc đến đây ( không biết đến đầu 2005 này, ông còn nghĩ thế không ), tôi lại thấy có lẽ không phải. Có chắc là đứng trước tinh hoa của người, ta hiểu rất rõ, hay thường chỉ cảm thấy một cách lờ mờ và có thể nói là kèm theo rất nhiều ngộ nhận ? Có chắc là vận dụng sáng tạo hay còn nhiều phen chắp vá cứng nhắc, nhất là ăn bớt động tác để thực hiện không đến nơi đến chốn ? Nên nói là ta đã tiếp thụ được các tinh hoa, hay cần chỉ rõ là ngay trong việc học hỏi cũng đang có rất nhiều vụng dại, cái hay không học lại học rất nhanh cái kém cái dở sẵn có của họ ?
Chỉ cần nhìn ra thực tế chung quanh và không tự dối lòng thì bất cứ ai cũng sẽ tìm ra câu trả lời đích thực !
Có thể nhận định của Nguyên Ngọc cũng như lối khái quát của Phan Ngọc đều xuất phát từ dụng ý tốt. Nhưng nên nói rõ với nhau : đó là điều chúng ta muốn hơn là điều đã xảy ra trong thực tế.
Chừng nào còn dễ dãi và “ vơ vào “ khi nói về mình như thế này thì những thiên kiến và tuỳ tiện khi nói về người hẳn còn có đất tồn tại./.

Đã in trên báo Người Hà Nội
số ra 4-4-05
SỐ TRUY CẬP