“Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

Tiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục.

Hỏi: Ông đã tập hợp và biên soạn cuốn sách như thế nào? Hay nói cách khác, với tư cách một Biên tập viên NXB, ông có rút ra được kính nghiệm gì khi làm những loại sách chân dung văn học này?

Vương Trí Nhàn: Vào những năm 80 của thế kỷ trước vốn kiến thức văn học nước ngoài của bọn cầm bút chúng tôi kém cỏi đến thảm hại. Bởi trong chiến tranh mọi thứ phải nhịn hết. Ngoại ngữ chúng tôi không được học, mà giá có biết cũng không có sách báo để đọc.Văn học phương Tây chỉ thu hẹp trong mấy tác giả cổ điển như Hugo, Balzac... Ngoài ra , chúng tôi được dạy là sang thời hiện đại ở bên trời Tây ấy, văn chương suy đồi hư hỏng hết rồi, nó là một thứ dị giáo phải tránh cho xa (cái tội ngu dân của nền giáo dục trước 1975 ở Hà Nội , thật kể không bao giờ hết!). Sau khi đất nước thống nhất, vào Sài Gòn, chúng tôi có tìm được một số tư liệu văn học cũ trên các tập sách cũng như các tờ báo như Bách Khoa hoặc bán nguyệt san Văn, nhưng lúc tìm được các tờ này thì nó đã bị đình bản, tức là sau đó, nguồn tư liệu của chúng tôi cũng cạn hoàn toàn. Chính trong hoàn cảnh ấy, mà loạt bài văn học của TT&VH ra đời, 20 năm nay đối với bạn đọc thực sự đã làm trong việc "khai sáng". Nhận thấy đến nay những bài chân dung ấy vẫn chưa hết giá trị, tôi đã bàn với Anh Hà Vinh và các cộng tác viên của Báo TT&VH in ra sách. Các bài trong tập sách đã cung cấp cho độc giả một bằng chứng về trình độ của khoa nghiên cứu văn học ở phương Tây hiện nay.

Chẳng những đối vôi các tác giả đương thời mà đối với các tác giả cổ điển, họ cũng biết cách tiếp cận, khiến cho đối tượng trở nên sinh động, như những con người có thực. Thứ nữa, những chuẩn mực để xem xét và đánh giá con người của họ khá cao để chỉnh lý và sắp xếp lại rồi mang in.

Thật ra ở ta, làm sách chân dung văn học thời buổi này vừa để lại vừa khó. Dễ vì thông tin bây giờ nhiều và dễ tìm nhưng lại rất khó vì người làm sách phải tìm kiếm được những nhiều mới về cuộc đời nhà văn và tiếp cận chúng ở những góc nhìn mới?

Đúng là ở ta có khác, khi thì loanh quanh đi vào hoàn cảnh lịch sử với kiểu thế giới quan cứng nhắc, khi thì xoay ra khai thác toàn chuyện vặt vãnh để câu khách. Ngoài ra, ngay cả thái độ tiếp nhận của bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên, theo tôi, cũng cần xem xét lại. Học sinh, sinh viên của ta phần lớn không yêu văn học cổ điển của dân tộc. Họ chỉ đối xử với những Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Gia Thiều, Tú Xương, Tản Đà theo lối kính nhi viễn chi, học để lấy điểm chứ không bao giờ xem việc đọc tác phẩm cổ điển, nghiên cứu về tác giả như một nhu cầu nội tại, kể cả sinh viên chuyên ngành. Tất nhiên trong việc này cũng có lỗi lớn của các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học.

Hỏi: Nhưng còn một lý do nữa. Bạn đọc chán loại sách chân dung văn học vì người làm sách vẫn chủ yếu nghiêng nhiều về kể lể tiểu sử, kể lể sự nghiệp sáng tác (những chặng, mốc trong văn nghiệp) theo một cách tiếp cận rất xơ cứng. Vì thế mà rất hiếm những bài chân dung được tiếp cận ở những góc nhìn đời thường. Có điều, muốn tiếp cận nhà văn ở góc độ đời thường nhất để lý giải tâm thế sáng tác của họ lại là điều rất khó - nhất là các tác gia đã cách chúng ta cả thế kỷ, lại là tác gia nước ngoài - khi mà sự am hiểu của ta còn chưa nhiều?

Vương Trí Nhàn: Trong việc này, các nhà nghiên cứu văn học cần được sự trợ giúp của khoa nghiên cứu lịch sử. Tiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ, khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục.

Hỏi: Theo ông, ở thời điểm này, ta có nên và liệu đã có đủ điều kiện “làm lại”, "dựng lại" một số chân dung trong văn học sử Việt Nam, kể cả những tác giả đã khá quen thuộc như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương...?

Vương Trí Nhàn: Nên thì bao giờ cũng nên. Nhưng đúng là còn lâu ta mới có đủ điều kiện! Chính vì như thế càng phải lo học hỏi thêm ở người.

Hỏi: Qua có những nhà văn như thế, có thể thấy vai trò rất quan trọng của "người môi giới" văn học - cầu nối giữa nhà văn và bạn đọc. "Người môi giới" giới là người biết cách tiếp cận và truyền đạt những vấn đề phức tạp đến bạn đọc theo một cách đơn giản, dung dị. Ngược lại, "người môi giới" tồi có thể khiến cho những vấn đề tưởng chừng đơn giản trở nên rối rắm, khó hiểu!

Vương Trí Nhàn: Ngoài ra, "người môi giới giỏi" cũng phải là người hiểu được nhu cầu của độc giả trong nước. Tức là có tham vọng "lấy thuốc tây để trị bệnh ta". Còn nếu như không hiểu xã hội cần bài của mình làm gì mà chỉ chăm chăm chuyển ngữ mấy bài đọc được ở báo chí nước ngoài, thì hiệu quả công việc sẽ rất hạn chế, may lắm được coi như một kẻ biết lắm trò lạ và giỏi kiếm chuyện làm quà. Tiếc thay đây đang là tình trạng phổ biến của nhiều bài giới thiệu văn học nghệ thuật của nước ngoài trên mặt báo hiện nay!

Nguồn: Thể thao văn hóa">

Không có nhận xét nào:

SỐ TRUY CẬP