Vương Trí Nhàn: "Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ"

Ho ten: Nguyễn Minh Trí
Dia chi: 136/17 Lý Nam Đế, thành phố Huế
Email: minhtri.for@gmail.com

Đầu tiên cho tôi gửi tới ông Vương Trí Nhàn sự đồng tình với những nhận định trên. Nhưng để thay đổi một quan niệm hoặc tập quán là vô cùng khó, chúng ta cần một hệ thống thống nhất để định hướng và thúc đẩy mọi người cùng điều chỉnh trong một chu kỳ thời gian dài, cụ thể tôi có một số đề xuất như sau:

- Tạo một diễn đàn online và trực tiếp

- Nên có các buổi toạ đàm và giao lưu giữa những nhà văn hoá và giới trẻ

- Cải tổ mạnh hệ thống giáo dục Vịêt Nam

- Nên có một nền hành pháp lành mạnh

Email: vulongv@hn.vnn.vn

Nhìn chung tôi không tán đồng với những ý kiến của ông Nhàn về đặc điểm của dân tộc Việt nam. Đặc biệt cho rằng đặc trưng của người Việt là tính tự phát ( khối tự phát). So sánh là cần thiết, nhưng luôn luôn khập khiễng. Cả thế gới này chỉ có mấy nền văn minh cổ. Chúng ta không nằm trong số đó, nhưng từ đó cho rằng chúng ta là thua kém liệu có đúng chăng?

Phải xuất phát từ rất nhiều phía , nhiều sự kiện trong đời sống lịch sự mới rút ra được đặc tính của một dân tộc; không chỉ có mặt tốt đẹp mà có cả mặt hạn chế thập chí là xấu (cũng là so sánh tương đối với một số dân tộc khác một cách phiến diện thôi). Tiế rằng ông Nhàn là một nhà phê bình văn học mà đưa ra những ý kiến thiếu chuẩn xã, thiếu sức thuyết phục.

Ho ten: Nguyễn Chung
Dia chi: TP Thanh Hóa
Email: NguyenKimChung060162@yahoo.com.vn

Theo tôi những vấn đề anh Vương Trí Nhàn đặt ra là rất cơ bản - đầy can đảm và đầy trách nhiệm của một nhà kiên cứu VHXH, tất cả chúng ta dù ở cương vị nào cũng phải xem xét một cách nghiêm túc .

Tôi đồng ý luận điểm "Điều kiện địa lý tự nhiên là yếu tố quyết định đầu tiên đến chủng tộc, trong đó có tính cách và thói quen" - đó chính là quan điểm duy vật xuyên suốt.

Thứ 2 là lịch sử các cuộc chiến tranh liên miên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình diễn biến hình thái tâm lý xã hội của dân tộc ta. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Hồ chủ tịch đã chỉ ra rằng "Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn...". Các nhà nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị cũng như XHH cần nghiên cứu sâu các vấn đề này...

Ho ten: Hà Đức Quang
Dia chi: tổ 30 khu 3 Hà Trung - Hạ Long - Quảng Ninh
Email: ha_duc_qqq@yahoo.com

Thưa Quí Vị! Việc một cô diễn viên này, một nhân vật nọ có lối sống thiếu giáo dục là trách nhiệm của cơ quan chủ quản nhân sự đó. Vì họ đã có thiếu sớt trong khâu xét tuyển nhân viên vào làm việc trong cơ quan của mình mà dẫn đến việc bê bối đó. Cô diễn viên đó chẳng là cái gì, chẳng xứng đáng gì mà mang ra ví vào cả một dân tộc được!!! Theo tôi như thế là người đưa ra mệnh đề này đã quá coi thường một ý nghĩa hai chữ DÂN TỘC ....

Kính thư Hà Đức Quang.

Ho ten: Lương Xuân Miện
Dia chi: 3 An Duong Ha noi
Email: luongmienj@yahoo.com.vn

Tôi hoàn toàn chia sẽ và nhất trí với ý kiến hết sức sâu sắc trên đây của Ông Vương Trí Nhàn. Tôi mong các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đọc và nghiền ngẫm để có những đánh giá đúng về tiềm năng, thực lực của dântộc nhằm có những quyết sách phù hợp chứ không nên tự ve vuốt nhau để làm chậm quá trình phát triển của dân tộc.

Ho ten: Minh Tri
Dia chi: hoa binh
Email: minhtri9399@gmail.com

Qua bài viết phần 1 này tôi thấy việc soi gương để nhìn lại mình một cách khách quan thực không đơn giản. Các vấn đề bác nói khái quát trên rất đúng.Nếu không dũng cảm nhìn vào bản chất vấn đề thì chẳng thể thay đổi được gì. Bản thân tôi từ hơn 2 năm trước, khi đọc được thông tin bác sắp xuất bản cuốn sách nói về các thói xấu của người Việt ta, tôi vẫn có ý đợi, nhưng sao lâu quá. Liệu có thể xuất bản được không, mong bác nếu đọc được những lời này thì mail cho tôi, đặng còn biết để đọc. Cũng là một dịp để soi lại mình mà sống tốt hơn. Rất ủng hộ việc làm của bác và khâm phục sự dũng cảm. Thân ái!

Ho ten: Nguyen Đinh Giao
Email: nguyengiaobna3@yahoo.com
Thưa nhà văn,

Theo ông nói thì tình trạng "Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh "làn sóng" chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì".

Vậy, nếu không có chuyện này thì cái lối sống đó còn được chấp nhận tới bao giờ và như vậy bây giờ đưa ra vẫn còn sớm nhỉ? Hiện nay có rất nhiều người duy tình đó. Đài truyền hình VN là một ví dụ điển hình luôn.

Vấn đề này xin ông nghĩ lại "Một công cụ để một dân tộc nào đó tư duy, là chữ viết. Việc không hình thành cho được một thứ chữ viết riêng mang lại cho chúng ta rất nhiều hạn chế. Chính nó khuyếch đại thêm cái khía cạnh nông nổi tự phát mà chúng ta nói từ đầu".

Nếu vậy ông hỏi nước Mỹ họ có hình thành chữ viết riêng cho họ không? Nhà văn có nuôi ảo tưởng không? Nếu không thì tại sao không có những tác phẩm hiện thực. Hoặc khi có những tác phẩm thực tế quá thì lại bị kêu. Việc xã hội phản ứng với sự kiện trên chứng tỏ: Chúng ta có thể thoáng hơn về chuyện tình dục, nhưng nếu đó là chuyện riêng chỉ hai người biết. Còn việc qua tay nhiều người thì không được.

Ho ten: Chau Do
Dia chi: Ha Noi
Email: chaueconet@yahoo.com

Tôi thấy phân tích và lập luận của anh Nhàn có nhiều ý độc đáo, gợi mở, rất đáng được trao đổi sâu hơn. Đúng là dân tộc ta hết sức vĩ đại, vượt qua mọi kẻ thù xâm lăng để tồn tại, phát triển. Song, dường như chúng ta cũng có rất nhiều khiếm khuyết trong tính cách dân tộc, hệ quả của quá trình lịch sử đó. Tôi mong VietNamNet và báo chí trong nước mở diễn đàn về vấn đề này. Chúng ta cần phải nhìn lại mình kỹ càng hơn. Có thể cho tôi địa chỉ email của anh Nhàn được không? Xin cảm ơn. Châu.

Ho ten:
Dia chi:

Đọc bài của chú cháu xin có một số ý kiến sau đây.

1. Dư luận họ có quan tâm tới đời sống Thùy Linh hay không, cháu nghĩ một diễn viên nổi tiếng bị như vậy, thì tò mò là hiển nhiên mà thôi. Ở các nước duy lý của Âu Châu, họ còn săn Scandal của diễn viên khủng khiếp hơn chúng ta. Dư luận vẫn phải âm ĩ vì điều cốt lõi không phải là Thùy Linh, mà là Vàng Anh, một hình tượng giáo dục bị bôi xấu. Vấn đề bây giờ là, làm sao hạn chế tác động của sự đổ vỡ của hình tượng Vàng Anh đối với các em học sinh. Các bậc cha mẹ phải làm thế nào đối với con cái khi chúng hỏi về Vàng Anh, các nhà giáo dục phải làm gì? Và các đài truyền hình làm gì, các học giả sẽ giải thích cho chúng hiểu cái gì đúng, cái gì sai.?

2. “Khối tự phát khổng lồ” của chú chẳng có gì mới, nói tới Việt Nam thì là như vậy thôi. Có điều chú nói “Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh "làn sóng" chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì” là không hoàn toàn chính xác. Các bạn cháu được một lần tranh luận thêm về chuẩn mực đạo đức, về đạo đức báo chí, và không có gì là quá muộn hết. Nhà trường của chúng ta đang dần đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy, Vàng Anh cũng là một chương trình giáo dục, đó là những nổ lực. Và các nhà giáo dục, báo chí, các học giả sẽ hướng dẫn dư luận tiếp theo như thế nào, hay là cứ để lửa rơm như thế.

3. “Lẽ ra với một thái độ kiên trì và bình tĩnh, chúng ta phải mang ra bàn bạc từ lâu, vừa bàn vừa lắng nghe và chờ đợi. Cả buông xuôi lẫn nóng vội ở đây đều vô nghĩa, nếu không muốn nói là có hại”. Cháu đồng ý với chú điều này, nhưng cháu không hiểu mang ra bàn bạc, lắng nghe, chờ đợi thì phải làm như thế nào, và làm được gì. Và điều cuối cùng, chú có hiểu dư luận đang nói gì và muốn gì không?

Ho ten:
Dia chi:

"Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh".

Ông cũng là một kẻ tự phát. Ông lấy hiện tượng để kết luận. Nhưng từ kết luận của ông đưa ra, chỉ giải thích được 1 hiện tượng này mà thôi.

Vì nếu tự phát thì người Việt sẽ không còn tồn tại đến nay. Lịch sử còn đó, ông có dẫn chứng được không?

Còn không suy ngẫm, ít nghiên cứu - Đó phải chăng là một nhược điểm của dân tộc. Thực ra đây là một khiếm khuyết của sự phát triển mà những người lớn phải chịu trách nhiệm chính.

Ho ten: Le The Tiem
Dia chi: HN

Email: muadongbaodaytro@yahoo.com.vn

Hội nhập giúp chúng ta nhìn rõ hơn

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã phần nào chỉ ra cho chúng ta thấy đặc tính thật sự của dân tộc Việt là như thế nào. Đây là những lời nhận xét hết sức thành thực và mang giá trị thực tiễn rất lớn đối với xã hội chúng ta trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra hết sức nhanh chóng.

Bấy lâu nay chúng ta hay tự ngợi khen bản thân mình, khi người nước ngoài có chút khen ngợi xã giao với chúng ta là lập tức trích dẫn sôi nổi để đưa lên các phương tiện truyền thông, còn đối mặt với sự chỉ trích hay phê phán là lập tức chúng ta không quan tâm tới. Liệu cách hành xử như vậy có làm cho chúng ta tiến bộ lên không, hay lại nuôi dưỡng tâm lý thỏa mãn không chịu phấn đấu.

Bởi vậy, nhìn thẳng vào sự thật để tự biết mình là ai, ở vị trí nào trên thế giới là điều quan trọng, nếu thật sự biết mình, biết người, biết điểm mạnh để phát huy, biết điểm yếu để khắc phục thì mới là cách hay để chúng ta tiến bộ.

Ho ten: Nguyễn Văn Tư
Dia chi: 230/2 Cà Mau

Dân tộc Việt có ảo tưởng và là một khối tự phát khổng lồ?

Tôi không hoàn toàn đồng ý đối với nhận định của Ông Vương Trí Nhàn. Tôi cũng chỉ nêu một vài vấn đề mà Ông Vương cho là “đơn giản” nhất. Ví dụ về Đạo Phật ở Việt Nam.

Việc Ông Vương cho rằng "Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ "thiền", "ngộ", tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy. Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng" chỉ đơn giản là cách nghĩ và khả năng nghĩ của riêng của ông Nhàn.

Trên thực tế hoàn toàn khác như vậy. Phật Giáo đã có một quá trình du nhập và phát triển trong mối tương quan tương đồng với văn hoá Việt, tạo nên một nội dung mới với đậm đà bản sắc Việt. Ngay cả Thiền trong Phật Giáo Việt Nam cũng vậy. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một ví dụ. Truyền thống Việt còn thể hiện đậm nét ngay trong những tông giáo khác, tạo nét đặc thù như Thiên chúa giáo, Hồi giáo ở Việt Nam.

Ví dụ thứ hai là việc Ông Vương cho rằng "Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ" và "nuôi ảo tưởng". Chúng tôi thầm nghĩ liệu Ông Vương đã dụng tâm nghiên cứu kỹ lưỡng chưa khi phát biểu nhận định này? "Tự phát" và "ảo tưởng" thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng các cỗ máy chiến tranh khổng lồ, có kỹ luật chặt chẽ, không phải một lần mà nhiều lần, từ thời Trần chiến thắng quân Nguyên cho đến thời đại Hồ Chí Minh chiến thắng ba đế quốc to là Nhật, Pháp, Mỹ?

Tự phát" và "ảo tưởng" thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng được sức mạnh của thiên nhiên với không biết bao nhiêu thiên tai, bão lũ,..để bảo tồn và phát triển dân tộc, đất nước. Vài lời thô mộc của một kẻ thường, xin được góp ý để trước là tôn vinh các giá trị truyền thống ngàn năm văn hiến, sau là xoá dần những hủ lậu của ngày xưa. Kính mong mọi người cùng góp ý.

20/10/2007VietNamNet

1 nhận xét:

Thợ cạo nói...

Đặt ra vấn đề "Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ" Có gì đó không ổn, có thể gây tranh luận chệch hướng. Tôi tán thành ý của bạn Nguyễn Minh Trí, vài người hô hào không ăn thua, cần biện pháp tạo áp lực dư luận. Trong tầm có thể, Bạn nào rành IT có thể giúp blog VTN phát triển. Thêm bước nữa tạo diễn đàn cho quần chúng thảo luận về Đất nước mình (nếu là văn học NT khó thành vì sẽ cãi nhau loạn xạ, chẳng ông nào chịu ông nào!)
góp ý với VTN: nên bỏ Xác minh từ cho tiện, vì comment xóa được mà!

SỐ TRUY CẬP