MỘT THỨ CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG …... SÁT MẶT ĐẤT

( Bàn thêm về một đặc điểm trong hoạt động
lý luận phê bình văn học hiện thời )

Như chúng tôi từng có nói qua trong bài viết trên Văn nghệ 5-10-2003 , lâu nay phê bình ở ta thường được hiểu như một thứ bàn luận đánh giá về các tác phẩm đang được in ra đều đều hàng tháng hàng ngày ( xin phép tạm ví một cách thô thiển : trong trường hợp này nó gần với các loại chuyên môn quản lý hàng tươi sống, thậm chí có thể bảo phê bình là một thứ việc “ bắt cá giữa dòng “ )
Trong khi đó , ở một số nước trên thế giới nhất là các nước như châu Âu , phê bình được hiểu với nghĩa rất rộng , các nhà nghiên cứu bậc thày của văn học Pháp gần như không viết cái gì cụ thể về những cuốn sách mới in rời tay , vậy mà họ vẫn được coi như những nhân vật tiêu biểu cho phê bình văn học ở Pháp thế kỷ XX : mối liên hệ của họ với văn học là ở trong những vấn đề cơ bản của nó chứ không phải ở vài chuyện bình tán khen chê cụ thể .
Cố nhiên cách hiểu thứ hai này cũng vẫn được dư luận ở ta chấp nhận. Trên nguyên tắc , các nhà nghiên cứu kể cả văn học cổ điển của dân tộc lẫn văn học nước ngoài khi có những công trình xuất sắc , đều được xem như các nhà hoạt động văn học .
Có điều , trong thực tế , bộ phận phê bình có hơi hướng học thuật này ở ta phát triển yếu , và trong một thời gian dài nó tự chuốc lấy nhiều thành kiến , và kém cỏi . Lâu dài nó lại bị coi thường , ít nhất là chính những người viết văn coi thường .

Những nét chung nhất của tình hình học thuật
hoạt động nghiên cứu loại này cũng đang hết sức trì trệ . Sự ngự trị của những quan niệm lỗi thời Sự lê lết của những thói quen đại khái cẩu thả

Trong một nền văn học dân tộc thì bộ phận nòng cốt thực ra phải là văn học cổ điển ; người nghiên cứu phải đầu tư vào đây để khái quát nên bản sắc và tìm ra những quy luật của sự phát triển văn học dân tộc ; mà người sáng tác cũng phải dựa vào đây để tìm cảm hứng cho công việc lâu dài của mình . Có điều ở ta việc đó quá khó . Được viết bằng chữ Hán cũng như chữ nôm , nền văn học cả ông cha ta lại đầy điển tích nên trở thành thách đố đối với người Việt hiện đại . Đáng lẽ phải tiếp tục đầu tư vào đó nhiều công sức nhất là vận dụng những công cụ hiện đại để khai phá quá khứ Thành thử. Thế là dân học thuật của ta không ai bảo ai đành đánh bài lảng , các nhà nghiên cứu muốn có tên tuổi thì xông vào văn học đương đại , mà các nhà văn nếu có chịu đọc một chút thì cũng chỉ trở lại đến hồi tiền chiến là cùng chứ không mấy ai như Xuân Diệu dám thường xuyên trở lại với Kiều , với thơ Hồ Xuân Hương .

So với tình hình hồi từ 1985 về trước , sách dịch hiện nay vào ta một cách ồ ạt hơn bao giờ hết , song việc tiêu hoá các tác tác phẩm đó thì lại bị coi nhẹ : nếu như trước đây , thông thường phần đầu cuốn sách có thêm một bài giới thiệu công phu thì ngày nay sách in chỉ trần xì có văn bản . Đối với văn học cổ điển của dân tộc , tình hình cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu . Nếu như với nhiều loại Tây ba lô đến VN , cuốn sách họ cầm trong tay là được biên soạn ở bên Paris ,London hay Singapor , thì trong văn học cũng đang có tình trạng tương tự . Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có một cuốn sách viết về Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương đủ tốt đẻ những người yêu mến văn học VN ở nước ngoài phải tìm đọc như là ta đã đọc sách viết về Hugo , Balzac, Tolstoi , Lỗ Tấn ..của họ .
Sở dĩ tình hình ở đây cứ bê bết như vậy vì nó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau một là

. Một cách tự phát , ở đây hình thành một lối hiểu thiển cận : văn học rút lại chỉ còn là cái mà những gì người ta vừa làm rời tay . Khi nêu yêu cầu về phê bình chỉ nhấn mạnh yêu cầu đánh giá tác phẩm chính mình và đồng nghiệp của mình . Mà có đọc gì , có vỗ đùi đen đét hay sùi bọt mép tức giận thì cũng chỉ quanh quẩn trong những mối quan tâm cụ thể .

Không có nhận xét nào:

SỐ TRUY CẬP